Cảnh tượng khó tin tại Thái Lan sau khi cầ‌n s‌a được hợp pháp hóa

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Việc loại cầ‌n s‌a ra khỏi danh sách m‌a tú‌y cấm và cho phép người dân trồng, bán, sử dụng cầ‌n s‌a cho mục đích chữa bệnh đã tạo lỗ hổng pháp lý gây nhiều tranh cãi tại Thái Lan.
Cảnh tượng khó tin tại Thái Lan sau khi cầ‌n s‌a được hợp pháp hóa
cầ‌n s‌a và chế phẩm của nó được bày bán mọi nơi ở Thái Lan sau khi chính phủ không còn xem đây là chất cấm. Ảnh: ABC.

Một buổi chiều chủ nhật, trên đảo Koh Samui (Thái Lan), nhiều khách du lịch nằm thư giãn trên những chiếc ghế dài màu trắng, một số giải nhiệt trong hồ bơi và nhâm nhi champagne đắt tiền. Một số nữa đang hút cầ‌n s‌a.

Theo Carl Lamb, ông chủ người Anh của một số khu nghỉ dưỡng đã sống ở Koh Samui 25 năm, nhu cầu cầ‌n s‌a là rất lớn.

"Chúng tôi luôn nhận được cuộc gọi, email xác nhận Thái Lan cho phép bán và hút cầ‌n s‌a. Mỗi ngày!", ông nói với ABC.

Đây có thể được xem là một cảnh tượng khó tin ở Thái Lan, một quốc gia mà vài tháng trước vẫn còn bỏ tù những người phạm tội liên quan đến m‌a tú‌y. Tuy nhiên, cầ‌n s‌a ("ganja" trong tiếng Thái) giờ đây không còn bị thuộc loại m‌a tú‌y bất hợp pháp ở Thái Lan. Tháng 6 vừa qua, quốc gia này đã đưa cầ‌n s‌a ra khỏi danh sách m‌a tú‌y cấm và cho phép người dân trồng, bán và sử dụng cho mục đích chữa bệnh.

Luật pháp Thái Lan cũng hạn chế những người đang mang thai, đang cho con bú hoặc dưới 20 tuổi sử dụng cầ‌n s‌a. Ngoài ra, nếu ai đó hút cầ‌n s‌a làm phiền người khác ở nơi công cộng, người đó có thể bị kết tội với hình phạt tối đa 3 tháng tù giam và1.000 USD.

Tuy nhiên, luật sử dụng cầ‌n s‌a cho mục đích giải trí vẫn chưa được quốc hội thông qua. Đây là cơ hội cho nhiều người đổ xô đến Thái Lan để sử dụng chất này.

"Thái Lan giờ đây như một Amsterdam khác. Thật tuyệt vời khi chúng tôi có thể mua cầ‌n s‌a và hút ở khắp nơi", Carlos Oliver, một du khách người Anh, nói về luật sử dụng cầ‌n s‌a tại Thái Lan.

Lẫn lộn pháp lý

Kitty Chopaka, chủ cửa hàng bán cầ‌n s‌a, cho biết ban đầu có một số nhầm lẫn giữa người bán và khách hàng. Sau đó, chính phủ khẳng định cầ‌n s‌a chỉ dùng cho mục đích y tế. Chế phẩm từ cầ‌n s‌a cũng phải chứa ít hơn 0,2% THC, một chất kíc‌h thí‌ch thần kinh.

Tuy nhiên, theo Chopaka, định lượng chất trong cầ‌n s‌a sấy khô không được kiểm soát. Cô đã cố vấn cho các ủy ban quốc hội soạn thảo luật sử dụng cầ‌n s‌a mới nhưng việc này đang bị hoãn lại.

Kitty Chopaka bán cầ‌n s‌a thật cùng với kẹo vị cầ‌n s‌a trong cửa hàng của mình ở Bangkok. Ảnh: ABC.

Trong nhiều thế kỷ, "ganja" từng mọc hoang ở Thái Lan và được sử dụng trong y học cổ truyền. Nhưng vào những năm 1970, khi Mỹ bắt tay vào "cuộc chiến chống m‌a tú‌y" toàn cầu, Thái Lan đã phân loại cầ‌n s‌a là chất m‌a tú‌y "loại 5" và có những hình phạt nặng nề với những người liên quan.

Khi chính sách trên bị hủy bỏ hồi tháng 6 năm nay, hơn 3.000 tù nhân đã được ra tù và xóa lý lịch phạm tội liên quan đến cầ‌n s‌a. Một số thậm chí còn được nhận lại tiền phạt. Đây là một bước ngoặt khó tin đối với một quốc gia có chính sách không khoan nhượng với m‌a tú‌y khét tiếng như Thái Lan.

Tossapon Martmuang và Peerapat Sajjabanyongkij phải thụ án 7 năm rưỡi vì vận chuyển 355 kg "cỏ gạch" ở miền bắc Thái Lan. Vào thời điểm họ bị bắt, cảnh sát đã bêu hình họ kèm tang vật trên truyền thông.

Tossapon Martmuang và Peerapat Sajjabanyongkij được thả ra sau khi luật thay đổi dù trước đó họ phải thụ án 7,5 năm vì vận chuyển m‌a tú‌y. Ảnh: ABC

Nhưng khi luật thay đổi, Tossapon và Peerapat đã được thả ra. Thái độ truyền thông cũng quay ngoắt, khác hẳn với thái độ khi họ bị bắt, cũng là khi luật chưa đổi.

Theo đó, truyền thông đã chờ đợi bên ngoài nhà tù để chụp ảnh các cuộc đoàn tụ. Các chính trị gia cũng có mặt để chúc mừng, đồng thời cố gắng thu hút thêm phiếu bầu cho cuộc tranh cử năm tới.

Mối quan hệ sâu sắc với chính trị

Xét cho cùng, thái độ quay ngoắt đáng kinh ngạc của Thái Lan đối với cầ‌n s‌a về cơ bản là do chính trị.

Bộ trưởng Bộ Y tế công cộng đương nhiệm, Anutin Charnvirakul, người đưa cầ‌n s‌a về lại với người dân, đã thành công đưa đảng của mình trở thành đảng lớn thứ hai trong liên minh cầm quyền.

Bộ trưởng Bộ Y tế công cộng Anutin Charnvirakul đã có được ủng hộ của người dân nhờ chính sách khai thác cầ‌n s‌a mới. Ảnh: Reuters.

"Tất cả nghiên cứu chúng tôi đưa ra đều nói rõ rằng chỉ cần sử dụng đúng cách, cầ‌n s‌a sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội không chỉ về doanh thu mà còn về sức khỏe con người", ông nói.

Thái Lan bắt đầu cho phép sử dụng cầ‌n s‌a để điều chế dược liệu từ năm 2018. Giờ đây, dưới thời của Anutin, ngành công nghiệp này sẽ phát triển ngành càng mạnh mẽ. Ông Anutin cũng hy vọng nó sẽ tạo thêm hàng tỷ USD cho kinh tế Thái Lan những năm tới.

Thật vậy, 2 chị em Jomkwan và Jomsuda Nirundorn đã thu lợi rất nhiều từ khi cải tạo trang trại dưa Nhật để trồng cầ‌n s‌a. 4 năm trước họ cung cấp cầ‌n s‌a cho một bệnh viện địa phương. Giờ đây, họ trồng cầ‌n s‌a cho mục đích thương mại giải trí.

Trang trại cầ‌n s‌a của Jomkwan và Jomsuda Nirundorn. Ảnh: Reuters.

Sau khi thất bại 2 lần, 2 chị em nhà Nirundorn đã may mắn và hoàn vốn 80.000 USD trong vòng một năm đầu. Không chỉ vậy, họ còn có thể mở rộng trồng cầ‌n s‌a trong 12 nhà kính với 18 nhân viên toàn thời gian. Trước đó, họ chỉ kiếm được 20 USD/m2 dưa. Giờ đây, cầ‌n s‌a đã mang về cho họ 1.000 USD/m2.

Tuy nhiên, không phải ở đâu cũng trồng được cầ‌n s‌a. Dù được chính phủ trao tặng giống cây cầ‌n s‌a, Pongsak Maneethun, một nông dân trồng lúa cho biết ông sẽ không mạo hiểm đầu tư vì thời tiết chỗ ông không phù hợp với loài cây này.

"Thêm nữa, mọi người vẫn sợ cầ‌n s‌a. Dù gì nó cũng là một loại m‌a tú‌y", ông Pongsak nói thêm.

Nỗi sợ cầ‌n s‌a

Ông Pongsak nói không sai. Rất nhiều người lo lắng cho con em mình trước việc tiếp cận với cầ‌n s‌a. Một cuộc khảo sát quốc gia cho thấy phần lớn người Thái không muốn tham gia vào văn hóa "ganja".

Tiến sĩ Chanchai Sittipunt, Trưởng khoa Y của Đại học Chulalongkorn cho biết có số liệu cho thấy người trẻ sử dụng cầ‌n s‌a có thể có tác động nhận thức lâu dài.

"Ngay cả khi bạn là một người đàn ông trưởng thành khỏe mạnh, thì tôi tin nếu bạn sử dụng cầ‌n s‌a trong thời gian dài, bạn vẫn sẽ gặp phải vài tác dụng phụ trong tương lai", ông nói.

Hơn 1.000 bác sĩ Thái Lan đã kiến nghị chính phủ ngừng việc xem cầ‌n s‌a không phải là một loại m‌a tú‌y cho đến khi quốc hội thông qua luật mới. Họ ủng hộ việc cho phép sử dụng cầ‌n s‌a làm thuốc do bác sĩ kê đơn, nhưng không ủng hộ việc sử dụng cầ‌n s‌a thiếu kiểm soát như hiện tại.

"Tôi không muốn Thái Lan trở thành Amsterdam châu Á. Chúng tôi không muốn trở thành thiên đường cầ‌n s‌a của thế giới", tiến sĩ Chanchai nói.

Bộ trưởng Bộ Y tế công cộng Anutin cũng nhấn mạnh chính sách của ông "tập trung vào các mục đích y tế và sức khỏe, không ủng hộ việc sử dụng cầ‌n s‌a để giải trí". Ông cho rằng luật y tế công cộng hiện hành tại quốc gia này đủ mạnh để ngăn chặn việc hút thuốc nơi công cộng.

"Nếu bạn nghĩ rằng Thái Lan là xứ sở của cầ‌n s‌a miễn phí, rằng bạn có thể hút thuốc tự do ở khắp mọi nơi trên đất nước này thì đó là tin giả. Chúng tôi không chào đón những loại khách du lịch như thế", ông Anutin cảnh báo đến khách du lịch.

Cho đến hiện tại, các chính trị gia Thái Lan vẫn đang phân vân nên cấm hẳn hay chỉ hạn chế sử dụng cầ‌n s‌a cho mục đích giải trí.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật