Thanh Hóa: “Ông lớn” Anh Phát sở hữu nhiều vị trí “đất vàng” là ai?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhắc đến Anh Phát có lẽ ai cũng biết, bởi đây là “ông lớn” hoạt động đa ngành từ xăng dầu, khoáng sản, bất động sản... Anh Phát còn sở hữu nhiều vị trí đất vàng
Thanh Hóa: “Ông lớn” Anh Phát sở hữu nhiều vị trí “đất vàng” là ai?
Ảnh minh họa

Tổng công ty Đầu tư xây dựng và Thương mại Anh Phát - Công ty cổ phần (gọi tắt là Công ty Anh Phát) là một trong những doanh nghiệp tư nhân lớn nhất tỉnh Thanh Hoá, hoạt động đa ngành, từ xăng dầu, khai thác khoáng sản, dự án bất động sản, khách sạn… Nhắc đến Anh Phát ở tỉnh Thanh Hóa ai cũng phải "trầm trồ" bởi đây là một “ông lớn” sở hữu khối tài sản khủng, nhiều vị trí “đất vàng” ở TP. Thanh Hóa.

Trúng nhiều dự án nghìn tỷ

Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa ra văn bản số 3242/QĐ-UBND cho phép thực hiện dự án Khu công nghiệp Đồng Vàng do Tổng công ty Đầu tư xây dựng và Thương mại Anh Phát – Công ty cổ phần làm chủ đầu tư. Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép Công ty Anh Phát thực hiện dự án Khu công nghiệp Đồng Vàng tại Khu kinh tế Nghi Sơn và cập nhật vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2022, tại thị xã Nghi Sơn, tổng nhu cầu diện tích sử dụng đất là 491,9 ha.

Dự án sẽ được triển khai trên địa bàn các xã: Tân Trường, Phú Lâm, Tùng Lâm của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa (thuộc một phần phân khu công nghiệp số 15 - khu kinh tế Nghi Sơn) có quy mô gần 492 ha với tổng vốn đầu tư hơn 2.400 tỷ đồng. Quá trình triển khai không quá 48 tháng kể từ ngày được Nhà nước bàn giao đất. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày 18/3/2022.

Ngoài dự án Khu công nghiệp Đồng Vàng hơn 2.400 tỷ đồng, tại Khu kinh tế Nghi Sơn, Công ty Anh Phát còn đầu tư nhiều dự án đình đám với tổng mức đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng.

Giữa tháng 1/2016, UBND tỉnh Thanh Hóa có văn bản cho Công ty Anh Phát đầu tư dự án khu phát triển GAS&LNG và các loại hình phụ trợ lọc hóa dầu trên khu đất 21,2ha thuộc Khu kinh tế Nghi Sơn. Cuối tháng 1/2022, dự án được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 3.938 tỷ đồng.

Ngoài 2 dự án khủng nêu trên, Công ty Anh Phát cũng đang là chủ đầu tư của loạt dự án như: Dự án Xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp I tại phường Mai Lâm (Khu kinh tế Nghi Sơn) thực hiện trên diện tích 67ha, với tổng vốn đầu tư 433,2 tỷ đồng; Dự án Hệ thống cấp nước Khu kinh tế Nghi Sơn (địa bàn thị xã Nghi Sơn và huyện Nông Cống) trên diện tích 6ha, với tổng vốn đầu tư 1.119 tỷ đồng; dự án Nhà máy xử lý và cung cấp nước sạch Long Hải thực hiện trên diện tích 0,47ha, với tổng vốn đầu tư 74,2 tỷ đồng; dự án cung cấp dịch vụ hậu cần tại Khu kinh tế Nghi Sơn có diện tích 0,9ha, với tổng vốn đầu tư 23,8 tỷ đồng; dự án Cửa hàng xăng dầu Anh Phát Petro tại phường Trúc Lâm, thị xã Nghi Sơn.

Sở hữu nhiều vị trí “đất vàng” ở TP. Thanh Hóa

Tổng công ty Đầu tư xây dựng và Thương mại Anh Phát - Công ty cổ phần (Công ty Anh Phát) được thành lập từ tháng 6/2005 với tên gọi ban đầu là Công ty TNHH Anh Phát. Sau 11 năm hoạt động, tháng 4/2016 công ty này đã tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng. Các cổ đông sáng lập gồm: ông Trịnh Xuân Nghiệm (SN 1971) góp 350 tỷ đồng, bà Đào Ngọc Dung (vợ ông Nghiệm) góp 100 tỷ đồng và ông Trịnh Văn Hiệu góp 50 tỷ đồng.

Đến ngày 21/12/2021, Anh Phát tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng. Người đại diện theo Pháp Luật kiêm Chủ tich HĐQT công ty là doanh nhân Trịnh Xuân Nghiệm. Ngành nghề chính của công ty này là Xây dựng công trình công nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ điện, bến cảng đường thuỷ, cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật; đầu tư xây dựng các khu đô thị và khu công nghiệp; xây dựng công trình đường.

Nhiều bến xe đang hoạt động, không còn hoạt động nằm ở vị trí “đất vàng” ở TP. Thanh Hóa đang thuộc sở hữu của “ông lớn” Anh Phát như: Bến xe khách phía Bắc, bến xe phía Nam và bến xe phía Tây đều nằm trên những vị trí đắc địa của TP. Thanh Hóa.

Sau nhiều văn bản của UBND tỉnh Thanh Hóa, tham mưu của các sở, ngành, các bến xe nằm ở vị trí “đất vàng” này đã thuộc sở hữu của “ông lớn” Anh Phát và đang được "xẻ thịt" làm cây xăng dầu bán lẻ, cho thuê ki ốt, cửa hàng kinh doanh...

Theo đó, ngày 19/01/2017, UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản số 746/UBND-CN về việc giấy phép quy hoạch khu đất đầu tư xây dựng cải tạo bến xe phía Nam TP. Thanh Hóa. UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở Xây dựng hướng dẫn Công ty Cổ phần Quản lý và khai thác bến xe khách Thanh Hóa lập quy hoạch cải tạo bến xe phía Nam TP. Thanh Hóa thành bãi đỗ xe kết hợp dịch vụ.

Cùng ngày 19/01/2017, UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản số 747/UBND-CN về việc quy hoạch khu đất đầu tư cải tạo bến xe phía Tây TP. Thanh Hóa, giao Sở Xây dựng hướng dẫn Công ty Cổ phần Quản lý và khai thác bến xe khách Thanh Hóa lập quy hoạch cải tạo bến xe phía Tây TP. Thanh Hóa thành bãi đỗ xe kết hợp dịch vụ.

Đến ngày 31/8/2017 UBND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục có Văn bản số 10417/UBND-CN về việc di chuyển bến xe phía Bắc cũ đến bến xe phía Bắc mới tại phường Nam Ngạn, TP. Thanh Hóa. Nội dung Văn bản nêu: Thống nhất với kế hoạch di chuyển bến xe phía Bắc cũ đến bến xe phía Bắc mới tại phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hóa theo đề xuất của Sở Giao thông vận tải tại Công văn số 2868/SGTVT-QLVT ngày 22/8/2017... Yêu cầu Công ty Cổ phần Quản lý và khai thác bến xe Thanh Hóa quản lý và khai thác bến xe cũ đúng mục đích sử dụng.

Dưới đây là một số hình ảnh thuộc sở hữu của Công ty Anh Phát. Từ các bến xe nay trở thành các nhiều ki-ốt kinh doanh; bãi tập kết vật liệu xây dựng; cây xăng.

Những hình ảnh tại bến xe phía Bắc trên đường Bà Triệu, TP. Thanh Hóa đang được Công ty Anh Phát cho nhiều cửa hàng, ki ốt kinh doanh.

Hình ảnh tại bến xe phía Bắc mới.

Hình ảnh tại bến xe phía Tây, Công ty Anh Phát cho thuê nhiều ki ốt kinh doanh.

Bến xe phía Nam cũng được Công ty Anh Phát biến thành nơi xây dựng nhà xưởng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật