Những vũ khí mới xuất hiện trên chiến trường do ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Xung đột ở Ukraine đang nâng tầm các công nghệ quân sự mới, như máy bay không người lái, laser và vũ khí chống bức xạ.
Những vũ khí mới xuất hiện trên chiến trường do ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine
Mỹ đang chuẩn bị đưa vào trang bị một phiên bản xe chiến đấu bộ binh Stryker với tia laser phòng không có khả năng bắn hạ đạn cối khi đang bay. Ảnh: Quân đội Mỹ

Theo Kyle Mizokami, học giả Mỹ chuyên về các vấn đề quốc phòng và an ninh, cuộc xung đột ở Ukraine, giống như mọi cuộc xung đột khác, đã chứng kiến sự phát triển và ra đời của các hệ thống vũ khí mới.

Cuộc xung đột kéo dài gần 6 tháng đã nâng tầm máy bay không người lái, tên lửa pháo binh, vũ khí laser bảo vệ thành phố và tác chiến điện tử,... khiến chúng trở thành những nhân tố nổi bật trên chiến trường. Dưới đây là những loại vũ khí mà có thể chúng ta thấy xuất hiện nhiều hơn trong tương lai gần.

vũ khí laser phòng thủ

Trong lịch sử, có rất ít hoạt động phòng thủ trước pháo binh và máy bay không người lái mang bom tấn công, ngoài việc phá hủy các phương tiện phóng liên quan đến chúng. Trong những năm gần đây, Mỹ và các quốc gia, chẳng hạn như Israel, đã tập trung vào tia laser như một phương tiện bảo vệ trên thực địa.

Một tia laser, được cung cấp bởi một máy phát điện di‌esel, có lượng phóng gần như không giới hạn và có thể nhanh chóng nhắm mục tiêu và tiêu diệt nhiều mối đe dọa trong vài giây. Cuộc xung đột ở Ukraine đã cho thấy hệ thống phòng thủ bằng laser cũng có chỗ đứng trong việc bảo vệ các mục tiêu phi quân sự.

vũ khí chống bức xạ

Tên lửa dẫn đường chống bức xạ tiên tiến, được gọi là AARGM, là một trong số ít tên lửa có thể nhắm mục tiêu là hệ thống radar của đối phương. Trong tương lai, các tên lửa cỡ nhỏ này sẽ được phóng từ xe bọc thép và sẽ "săn lùng" các phương tiện phát ra bức xạ điện từ của đối phương, từ thiết bị gây nhiễu đến radar.

Một lợi thế chính mà Nga có được so với Ukraine ngay từ đầu cuộc xung đột là sự áp đảo trong lĩnh vực tác chiến điện tử. Từ lâu, Nga đã ưu tiên khả năng phát các tín hiệu gây nhiễu mạnh có khả năng gây nhiễu radar, GPS và thông tin liên lạc chiến trường của đối phương. Khả năng tác chiến điện tử của Nga và khả năng gây nhiễu thông tin liên lạc đối với quân đội Ukraine làm suy yếu khả năng phòng thủ của Kiev.

Tuy nhiên, với AARGM, Ukraine có thể phần nào đối phó với ưu thế tác chiến điện tử của Nga, thông qua khả năng phát hiện và tấn công các hệ thống phát ra tín hiệu điện từ mạnh từ các lực lượng Nga. Một tên lửa chống bức xạ có khả năng phá hủy các radar, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện gây nhiễu và các thiết bị phát tín hiệu khác của đối phương. Hiện nay, chỉ có Hải quân Mỹ sử dụng tên lửa chống bức xạ AARGM phóng từ máy bay, trong khi lực lượng mặt đất vẫn chưa được trang bị loại tên lửa này.

Pháo binh tên lửa dẫn đường

Loại vũ khí mới nổi nhất trong cuộc xuộc xung đột là Hệ thống Pháo binh Tên lửa Cơ động Cao (HIMARS) do Mỹ cung cấp. HIMARS có thể phóng 6 tên lửa GMLRS dẫn đường chính xác với tầm bắn khoảng 70km và khả năng cơ động cao để tránh hỏa lực phản công của đối phương. HIMARS vượt trội so với các loại pháo thông thường khác, bao gồm cả pháo tự hành 2S19 Msta của Nga.

Ukraine đang sử dụng HIMARS để tấn công các mục tiêu có giá trị cao của Nga ở hậu phương, nhằm vào các kho chứa đạn dược, hậu cần và các tuyến đường tiếp tế.

Hệ thống pháo phản lực HIMARS hoạt động ở miền Đông Ukraine, tháng 7/2022. Ảnh: WP

Hiện tại chưa có vũ khí nào cho thấy có thể bắn hạ tên lửa GMLRS. Rất ít quốc gia ngoài NATO có tên lửa dẫn đường chính xác, nhưng sự thành công của HIMARS + GMLRS có nghĩa là nhiều nước sẽ trang bị chúng trong vòng 10 năm tới.

Máy bay không người lái chiến trường cỡ nhỏ

Xung đột Nga - Ukraine không phải là lần đầu tiên xuất hiện máy bay không người lái cho các nhiệm vụ giám sát, nhưng nó sẽ là lần đầu tiên cho thấy vai trò nổi bật của chúng. Đặc biệt, Quân đội Ukraine đã sử dụng các máy bay không người lái cỡ nhỏ "thông minh và nguy hiểm hơn", thường được sản xuất cho thị trường dân sự, để giúp các lực lượng mặt đất khả năng kiểm tra môi trường xung quanh và tấn công các mục tiêu của đối phương trong khi giảm thiểu thiệt hại vì chi phí thấp.

Các máy bay không người lái này giúp cho các đơn vị nhỏ đến cấp trung đội làm suy yếu tính bất ngờ của đối phương, đặc biệt là những lực lượng vận hành xe bọc thép.

Một chiếc máy bay không người lái cỡ nhỏ, trang bị thiết bị quang học kỹ thuật số hiện đại và liên kết dữ liệu an toàn có thể cung cấp cho đơn vị tác chiến quy mô nhỏ tầm nhìn chỉ huy chiến trường và khả năng giám sát phía sau chiến tuyến của đối phương. Kinh nghiệm của các máy bay không người lái cỡ nhỏ trong cuộc xung đột ở Ukraine có nghĩa là các lực lượng NATO, quân đội Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ áp dụng chúng trong những năm tới.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 15097
  1. Vai trò của vệ tinh tư nhân trong xung đột Nga-Ukraine
  2. Nổ bí ẩn liên tiếp ở bán đảo Crimea, Nga nói có dấu hiệu phá hoại
  3. Tính ưu việt của xe chiến đấu hạng nhẹ Mỹ trang bị cho Ukraine
  4. Nga bắt đầu cấp bằng lái và biển số xe tại Kherson
  5. Nga nói không cần dùng vũ khí hạt nhân để đạt mục tiêu ở Ukraine
  6. Lần thừa nhận hiếm hoi của Nga về một loạt vụ nổ ở Crimea
  7. Nga nói vụ nổ kho đạn ở Crimea là hành động “phá hoại có chủ đích”
  8. Nga tố Mỹ muốn kéo dài xung đột ở Ukraine, chê hệ thống tên lửa HIMARS
  9. Cựu cố vấn Lầu Năm Góc nói Ukraine thất bại trong kế hoạch phản công
  10. Nổ kho đạn ở Crimea, Nga lên tiếng
  11. Nga điều tổ hợp tên lửa thế hệ mới bảo vệ sân bay sát biên giới Ukraine
  12. Tổng thống Ukraine tiếp tục chiến dịch thanh trừng quan chức an ninh
  13. Phương Tây tính chuyển giao chiến đấu cơ tối tân cho Ukraine: Đã quá muộn?
  14. Quan chức Zaporizhzhia nêu lý do IAEA không thể tới nhà máy điện hạt nhân
  15. Nga tuyên bố không cho phép bất kỳ ai phá hủy cầu Crưm
  16. Hai yếu tố chiến lược khiến cuộc chiến ở Ukraine khó kết thúc sớm
  17. Chủ tịch Duma Quốc gia Nga: “Ukraine đã phá sản”
  18. Tổng thống Zelensky tức giận khi bị lộ bí mật những gì diễn ra tại căn cứ Nga ở Crimea
  19. Ukraine tuyên bố bắn rơi 24 máy bay chiến đấu Su-35, Bộ Quốc phòng Nga thừa nhận mất hơn 200 phi công
  20. Ukraine đổi chiến thuật, tấn công mục tiêu Nga sâu trong tiền tuyến
  21. Bị phương Tây trừng phạt, hàng không Nga phải tháo dỡ máy bay phản lực
Video và Bài nổi bật