Nghệ sĩ xót xa không gian nghệ thuật Phúc Tân, bích họa Phùng Hưng xuống cấp

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Không gian nghệ thuật Phúc Tân, bích họa Phùng Hưng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang xuống cấp. Quan sát các tác phẩm nghệ thuật bị hư vỏng, nứt vỡ, thậm chí hoàn toàn biến mất, nhiều nghệ sĩ không khỏi tiếc nuối, xót xa.
Nghệ sĩ xót xa không gian nghệ thuật Phúc Tân, bích họa Phùng Hưng xuống cấp
Không gian nghệ thuật Phúc Tân.

Tác phẩm bị hư hỏng

Những năm gần đây, không gian nghệ thuật Phúc Tân nổi tiếng với việc đã biến một bãi rác ven sông Hồng trở thành địa điểm nổi tiếng với người dân Thủ đô. 16 nghệ sĩ với 16 tác phẩm nghệ thuật trải dài trên những bức tường dài hàng trăm mét đã mang lại nhiều lợi ích về văn hóa, môi trường và tham quan du lịch.

Tuy nhiên, trở lại không gian nghệ thuật vào những ngày gần đây, nhiều nghệ sĩ không khỏi xót xa khi chứng kiến thực trạng xuống cấp của các tác phẩm nghệ thuật. Cụ thể, theo khảo sát của phóng viên KT&ĐT ngày 10/8, hầu hết các tác phẩm đều đã hư hỏng, xuống cấp. Nổi bật nhất, tác phẩm “Thuyền” của tác giả Vũ Xuân Đông – miêu tả bến sông nhộn nhịp của một Kẻ Chợ huy hoàng đã tả tơi. Vỏ chai nhựa sắp đặt nên hình dáng chiếc thuyền bị rơi rụng, nứt vỡ khiến người xem khó hình dung ra đó là một tác phẩm nghệ thuật. Tương tự, tác phẩm “Rồng của dòng sông” của cố nhà thiết kế người Tây Ban Nha di‌ego Cortizas đã bong tróc, nứt vỡ một mảng lớn.

Tác phẩm "Thuyền" bị hư hỏng, xuống cấp.

Nhưng xót xa nhất, tác phẩm “Phù sa” bằng mảnh sành và màu tự nhiên từ đất phù sa sông Hồng của tác giả Nguyễn Đức Phương đã gần như biến mất hoàn toàn, chỉ còn sót lại 3 mảnh ghép phía chân tường, nhiều nét vẽ nghệch ngoạc bằng sơn màu đã thay thế hoàn toàn cho một tác phẩm nghệ thuật.

Họa sĩ Xuân Lam – tác giả của tác phẩm “Múa Lân”, tái hiện hình dạng những cây tò he cỡ lớn bị hư hỏng nặng chia sẻ: “Thỉnh thoảng đi ra Phúc Tân, tôi thấy rất buồn. Thậm chí, tôi không còn dám nhìn sản phẩm do mình làm ra mà đi thẳng qua. Tôi thấy xấu hổ”.

Tác phẩm “Múa Lân” bị hư hỏng.

Bên cạnh những tác phẩm bị hư hỏng, xuống cấp, nhiều tác phẩm tại không gian nghệ thuật Phúc Tân cũng bị lấn chiếm để người dân để xe, treo đồ và kinh doanh dịch vụ. Đây cũng là thực trạng đang diễn ra ở phố bích họa Phùng Hưng khi phóng viên KT&ĐT khảo sát ngày 10/8. Ngay từ đầu phố Phùng Hưng, phần vòm cầu được đánh số 76 viết thông tin giới thiệu về dự án nghệ thuật đã bị lấn chiếm để làm nơi trông giữ xe. Ở vị trí này, đơn vị trông giữ xe còn ngang nhiên dựng mái, lấn chiếm vỉa hè, che mất thông tin phần giới thiệu không gian phố bích họa.

Trông giữ xe lấn chiếm vỉa hẻ, che khuất không gian phần giới thiệu phố bích họa Phùng Hưng.

Bên cạnh đó, các tác phẩm trên phố bích họa Phùng Hưng cũng diễn ra tình trạng hư hỏng. Đơn cử như tác phẩm “Phố Hàng Mã - Phố của tuổi thơ” của tác giả Trận Hậu Yên Thế và Lê Đăng Ninh bị mất một góc. Du khách thiếu ý thức còn vẽ, gạch nhiều nét bút xâ‌ּm hạ‌ּi các tác phẩm nghệ thuật. Ngoài ra, phố bích họa Phùng Hưng còn bị một số người đổ sơn đỏ, để rác thải, biến thành nơi đốt vàng mã.

Chính quyền cần vào cuộc

Những dự án nghệ thuật công cộng thường chỉ giữ được nguyên vẹn giá trị trong vòng 3 - 5 năm, sau đó sẽ bị xuống cấp hoặc cần thay đổi để phù hợp với hơi thở của thời đại. Không gian nghệ thuật công cộng tại Phúc Tân, Phùng Hưng cũng khó tránh khỏi quy luật này. Tuy nhiên, sự xuống cấp của các tác phẩm tại đây mang đến nhiều tiếc nuối, nhất là khi những không gian nghệ thuật tương tự còn quá ít tại Thủ đô.

Trao đổi với phóng viên KT&ĐT về nguyên nhân xuống cấp của các tác phẩm, Giám tuyển của dự án - họa sĩ Nguyễn Thế Sơn cho biết: “Ở Phúc Tân, các tác phẩm đều được làm kiên cố bằng kết cấu thép, chôn xuống đất nhưng những vật liệu lắp lên nó, đặc biệt là chai nhựa sau một thời gian chịu ảnh hưởng của thời tiết sẽ kém dần. Chưa kể, sự tương tác của người dân nhiều khi chưa có ý thức, chơi bóng chuyền, bóng đá đập vào tác phẩm dẫn đến việc hư hỏng”.

Về giải pháp khắc phục, theo họa sĩ Nguyễn Thế Sơn: “Nghệ sĩ không thể suốt ngày loanh quanh với tác phẩm như đi trông con. Với nghệ thuật công cộng, ngoài kinh phí thực hiện tác phẩm thì chi phí duy tu bảo dưỡng định kỳ cũng cần một khoản không nhỏ, mà các nghệ sĩ không thể cứ mãi tự bỏ tiền, công sức và thời gian như đã từng làm với dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân”.

Cũng là Giám tuyển của dự án bích họa Phùng Hưng, nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn nhận xét: “So với ban đầu, màu sắc của bích họa Phùng Hưng đã xuống màu, bị bong một số chỗ. Dù vậy, sau 5 năm tồn tại, tôi chưa thấy động thái nào muốn duy tu, bảo trì từ địa phương. Do vậy, dự án này đang xuống cấp dần”.

Các nghệ sĩ tham gia dự án nghệ thuật công cộng ở Phúc Tân, Phùng Hưng bày tỏ, dù những tác phẩm xuống cấp, nhưng họ đầu thấy vui vì không gian nghệ thuật công cộng đã có đời sống của riêng mình, trở thành một phần hài hòa với cộng đồng. Khách du lịch đến đây để ngắm nhìn những tác phẩm bụi bặm đang sống trong cộng đồng, thay vì được đóng khung trong bảo tàng.

Các nghệ sĩ tham gia thực hiện các dự án nghệ thuật công cộng mong muốn sự quan tâm và hành động từ các bên liên quan, để những dự án nghệ thuật công cộng như tại Phúc Tân, Phùng Hưng sẽ tiếp tục mang đến sự gắn kết giữa người dân địa phương với nhau và cả với khách du lịch ghé thăm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật