Nơi yên nghỉ của thiền sư Thích Nhất Hạnh

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tổ đình Từ Hiếu (Thừa Thiên - Huế) là nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh từng xuất gia tu học và cũng là nơi mà ngài đã quay về tịnh dưỡng những năm tháng cuối đời.
Nơi yên nghỉ của thiền sư Thích Nhất Hạnh
Tổ đình Từ Hiếu (phường Thủy Xuân, TP Huế) từ lâu được biết đến với tên gọi nguyên sơ Am An Dưỡng, do hòa thường Tánh Thiên - Nhất Định lập ra vào năm 1843.

Tên gọi Từ Hiếu được vua Tự Đức ban tặng, có nghĩa là "hiếu thuận". Nơi này từ đó là chỗ yên nghỉ cuối của các thái giám hay còn gọi là chùa Thái Giám.

Tổ đình Từ Hiếu còn được biết đến là nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh bắt đầu con đường xuất gia tu học vào năm 1942. Trong ảnh là khu chánh điện của tổ đình.

Sau 40 năm hoằng dương phật pháp ở nước ngoài, tháng 10/2018, ngài chọn quay lại chốn xưa. Trong ảnh là căn phòng mà thiền sư Thích Nhất Hạnh từng tịnh dưỡng khi về nước và ngài đã viên tịch tại đây lúc 0h ngày 22/1.

Khu lăng mộ của thái giám rộng khoảng 1.000 m2, ở ngay chính giữa có tấm bia đá khắc ghi công lao đóng góp của các thái giám thời phong kiến.

Tổ đình Từ Hiếu không chỉ gắn liền với nhiều câu chuyện đạo hiếu cảm động, chùa còn nổi bật bởi sự hết hợp hài hoà giữa kiến trúc và khung cảnh thiên nhiên...

Môn đồ của tổ đình Từ Hiếu thường ra rặng tre, gần hồ cá để thiền.

Lúc 0h ngày 22/1, thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch tại tổ đình Từ Hiếu, trụ thế 95 năm.

Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đề nghị Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp chặt chẽ và tham gia giúp đỡ tổ đình Từ Hiếu tổ chức tang lễ trưởng lão hòa thượng Thích Nhất Hạnh trang nghiêm, thành kính theo nghi thức cấp cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và thực hiện theo di nguyện tâm tang của ngài.

Tất cả người đến thăm viếng cùng thực tập tâm niệm cúng dường để toàn bộ tang lễ tâm tang được diễn ra trong im lặng, trang nghiêm, thanh tịnh và nhẹ nhàng. Sau lễ trà tỳ (hỏa thiêu) vào sáng 29/1, tro cốt của thiền sư được an vị tại tổ đình Từ Hiếu cùng các trung tâm Làng Mai trên thế giới mà không phải dựng tháp.  

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 13872
  1. Tăng ni, phật tử kết hoa xe đưa Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong lễ Trà tỳ
  2. Lễ sơ dạ và trang thiết đài trà tỳ thiền sư Thích Nhất Hạnh
  3. Bà Lê Hoàng Diệp Thảo xúc động bay thẳng đi Huế dự tâm tang Thiền sư Thích Nhất Hạnh
  4. Nghệ nhân Huế gấp rút chuẩn bị lễ Trà tỳ Thiền sư Thích Nhất Hạnh
  5. Đệ tử Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Tản mạn về Sư ông, một nhà văn hóa Việt
  6. Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam viếng Thiền sư Thích Nhất Hạnh
  7. Cổ tự Từ Hiếu - nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh “đi” và “về” từng an táng các thái giám nhà Nguyễn, biểu tượng của lòng hiếu thảo
  8. Tang lễ Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Không nhạc, kèn; mọi người tâm tang im lặng trong an lành
  9. Sư ông Làng Mai - Thầy của các nghệ sĩ
  10. Những năm tháng “dấn thân” của thiền sư Thích Nhất Hạnh
  11. Tượng đài vinh danh Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Mỹ
  12. Thiền sư Thích Nhất Hạnh về miền mây trắng
  13. Hàng ngàn người cầu nguyện tại Lễ nhập Kim quan thiền sư Thích Nhất Hạnh
  14. Hình ảnh xúc động ngày đầu lễ tâm tang Thiền sư Thích Nhất Hạnh
  15. Bộ Ngoại giao: Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch là tổn thất của Phật giáo VN
  16. Vườn Địa Đàng Huế - nơi làm Lễ Trà Tỳ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, biểu tượng cho sự an lạc vĩnh hằng có phong thuỷ đặc biệt
  17. Bộ Ngoại giao: Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch là tổn thất của Phật giáo VN
  18. Thông điệp chạm đến triệu trái tim của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
  19. Chuyện cảm động ở nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch
  20. Ảnh quý về Thiền sư Thích Nhất Hạnh và chia sẻ xúc động của con gái Martin Luther King
  21. Lễ nhập Kim quan Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Hàng ngàn tăng ni, Phật tử đến cầu nguyện
Video và Bài nổi bật