Chim lạ rơi xuống bản Na Mèo: Loài cực hiếm ở Việt Nam!

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thành viên nhóm “Động vật hoang dã Việt Nam“ bất ngờ đăng tải hình ảnh một loài chim lớn rơi xuống bản Na Mèo, tỉnh Thanh Hóa thu hút sự chú ý của dư luận.
Chim lạ rơi xuống bản Na Mèo: Loài cực hiếm ở Việt Nam!
Ảnh minh họa

Tài khoản Facebook có tên "Pham Van Thong" đã chia sẻ hai bức ảnh về một loài chim khá to rơi xuống bản Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa thu hút sự chú ý của dư luận.

Nhiều người đã nhận ra ngay đây là một con chim kền kền. Điều đặc biệt là loài chim này được cho là đã tuyệt chủng ở Việt Nam, vì đã từ lâu không còn ghi nhận sự xuất hiện của chúng.

Nhìn kỹ hơn, con kền kền này lại có vẻ ngoài giống với kền kền Griffon (Tên khoa học là Gyps fulvus). Không thuộc hai loài chim kền kền từng tồn tại ở Việt Nam là kền kền mỏ nhọn và kền kền Băng Gan.

Có thể con chim kền kền này đang trên đường đi di cư thì rơi xuống bản Na Mèo. Loài chim này thường di cư trong một khoảng cách rất xa, chúng sẽ tìm ăn xác thối trên hành trình dài này.

Kền kền Griffon xây tổ (chỉ đẻ 1 trứng) trên các hốc đá và các mỏm đá cách xa con người và các loài động vật khác, tuổi thọ của chúng có thể lên đến hơn 40 năm.

Kền kền Griffon có chiều dài có thể lên đến 93–122 cm với sải cánh dài 2,3–2,8 m với đặc điểm đặc trưng là đầu và khoang cổ màu trắng, cánh rất rộng và lông đuôi ngắn. Loài kền kền này phân bố rất rộng ở cả châu Á và châu Âu.

Kền kền là nhóm các loài chim nổi tiếng vì tập tính ăn xác chết động vật. Nhắc đến chúng, mọi người thường có cảm giác ghê tởm, khinh ghét. Cụm từ “kền kền ăn xác thối” thường được dùng để chỉ một số người với thái độ khinh miệt.

Chưa bao giờ kền kền có tiếng tốt, càng chưa bao giờ được xem là loài chim đáng yêu. Nhưng nếu gạt bỏ mọi thành kiến, bạn sẽ thấy thực ra kền kền đã bị ghét một cách oan uổng, vì chúng là loài chim hữu ích.

Bằng việc ăn các xác chết động vật, đối với môi trường sống, kền kền đóng vai trò những “công nhân vệ sinh” thu gom rác thải, để xác động vật không bị tiếp tục phân hủy làm lây lan dịch bệnh.

Sau nhiều thế hệ thọc mỏ, chúi đầu sâu vào xác động vật chết để rỉa thịt, loài kền kền có phần đầu và cổ trụi lông. Điều này khiến chúng rất tiện lợi trong việc rỉa thịt, rỉa nộ‌i tạn‌g và cũng dễ dàng làm sạch thân thể sau khi đã no nê.

Dân gian tin rằng loài kền kền khoái nhất những cái xác động vật đã thối rữa. Thực tế thì nếu được lựa chọn, chúng thích ăn thịt tươi hơn. Trừ khi quá đói, chúng không thích những cái xác đã để quá lâu.

Vì thích thịt tươi nên nó có thể giết chết những con thú bị thương hay bị bệnh (chúng hiếm khi tấn công một con thú khỏe mạnh). Chim non không được mẹ tha thịt về cho, mà chỉ được ăn thứ mà mẹ nôn ra từ diều.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật