Ngôi Nhà 20 Năm Tuổi Được Chàng Trai KTS “Thay Áo Mới” Hiện Đại Kết Hợp “Không Gian Xanh” Cực Sáng Thoáng Dành Tặng Cho Cha Mẹ

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Căn nhà của gia đình anh Nguyễn Trương Luân xây dựng từ năm 2000, chỉ có một phòng ngủ và một toilet cho bốn người.
Ngôi Nhà 20 Năm Tuổi Được Chàng Trai KTS “Thay Áo Mới” Hiện Đại Kết Hợp “Không Gian Xanh” Cực Sáng Thoáng Dành Tặng Cho Cha Mẹ
Mặt tiền căn nhà sau khi cải tạo.

“Lúc nhỏ, anh em tôi hay trải nệm ngủ ở phòng khách và cả nhà dùng chung một WC. Khi đó không sao nhưng lớn lên thì khá bất tiện, chưa kể những lúc mời bạn bè hoặc người thân đến chơi ở lại qua đêm”, Luân kể về căn nhà 20 năm tuổi trên mảnh đất 4,7 x 31 m ở Tây Sơn, Bình Định.

Từ nhu cầu ngày một lớn, sau hai năm ấp ủ, Luân cùng bố mẹ quyết định dỡ bỏ căn nhà cũ, dốc tiền tiết kiệm xây nhà mới khang trang, tiện nghi hơn.

Học kiến trúc, điều khiến Luân áp lực nhất là tạo nên căn nhà chỉn chu. Bài toán đặt ra là làm sao đủ công năng mà vẫn đảm bảo thông thoáng đồng thời tiết kiệm chi phí.

Căn nhà của gia đình Luân trước khi cải tạo chỉ có một tầng, không gian bên trong chật chội và bí.

Luân quyết định giữ lại phần móng, các vị trí cột trong nhà cũng sẽ xây dựng trên vị trí cột cũ. Sau năm tháng thi công với tổng chi phí hơn 700 triệu đồng, ngôi nhà hai tầng hoàn thiện với ba phòng ngủ, hai toilet, một phòng khách, một bếp và một phòng thờ. Mái lợp ngói theo ý muốn của bố mẹ Luân.

Vách ngăn giữa phòng khách và bếp được bỏ đi để mở rộng không gian, đáp ứng nhu cầu hay tổ chức ăn uống đông người của gia đình. Để làm được điều này, Luân tiết lộ anh phải thuyết phục bố mẹ “bỏ đi những lối mòn của kiến trúc địa phương”, ví dụ như bếp phải có vách ngăn.

Giữa nhà, khoảng cầu thang kết hợp thông tầng trở thành ranh giới ước lệ giữa phòng khách với phòng ăn, bếp. Anh Luân nhận định đây là “không gian đắt giá” nhất nhà vì tăng sáng và mảng xanh cho công trình.

Ngoài ra, muốn ưu tiên “view” sau nhà cho phòng ngủ thứ ba, Luân đảo nhà vệ sinh lên trước nên hai toilet không đồng trục.

Không gian sinh hoạt chung của gia đình.

Trong quá trình xây dựng, do công việc, Luân không thường xuyên túc trực ở công trình trong khi thợ không hiểu hết bản vẽ. Trước tình huống đó, bố anh từ một cán bộ công chức trở thành giám sát xây dựng bất đắc dĩ. “Hàng ngày, cứ cuối buổi, đợi thợ về là bố mẹ tôi lại chụp hình, gọi điện để tôi xem tiến độ và chỉnh sửa nếu có sai sót”, Luân chia sẻ.

“Điều ưng ý nhất là cuối cùng, nỗ lực của cả nhà suốt năm tháng đã được đền đáp xứng đáng. Mọi thứ diễn ra thuận lợi và bố mẹ cảm thấy thoải mái, ấm cúng trong chính ngôi nhà của mình”, Luân nói thêm.

Nhà hướng Đông – Đông Nam nên tường phía Nam được kéo dài ra ngoài, đến khoảng 9-10h sẽ che mát cho phần lớn mặt tiền.

Phòng khách và bếp thông với nhau, thay vì bị ngăn như trước.

Góc trưng bày đồ lưu niệm.

Bàn ăn của gia đình ban đầu chỉ có bốn ghế nhưng sau được chuyển thành sáu ghế để chừa chỗ cho hai cô con dâu sau này.

Khoảng cầu thang kết hợp thông tầng giữa nhà được gia chủ nhận định là “không gian đắt giá nhất căn nhà”.

Nhờ khu vực này, căn nhà đầy ánh sáng vào ban ngày.

Trong nhà vệ sinh, tường và sàn được ốp cùng loại gạch để nhìn gọn gàng, sạch sẽ hơn. Anh Luân nhập gạch từ Đà Nẵng nên lỡ thiếu gạch tường thì có thể dùng gạch sàn thay thế.

Trần tầng hai, làm kiểu trần thả, vừa tiết kiệm chi phí vừa khắc phục hiện tượng nứt thạch cao do dao động của mái ngói và hệ vì kèo sắt.

Phòng thờ do chính tay người bố thiết kế.

Ban công đặt những chậu cây của mẹ.

Phòng ngủ của bố mẹ nhìn ra vườn sau.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật