Vốn hóa thị trường chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông bốc hơi 4.800 tỷ USD

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo HSBC, vốn hóa thị trường chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông đã sụt giảm 4.800 tỷ USD kể từ năm 2021, cao hơn vốn hóa thị trường chứng khoán của Ấn Độ.
Vốn hóa thị trường chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông bốc hơi 4.800 tỷ USD
Ảnh minh họa

Theo dữ liệu từ Liên đoàn Sở giao dịch chứng khoán thế giới (WFE), Sở giao dịch chứng khoán quốc gia Ấn Độ (NSE) đã vượt qua Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông (HKEX) để trở thành sàn giao dịch lớn thứ tư thế giới vào tháng 1/2024 và là sàn chứng khoán lớn thứ ba ở châu Á.

Điều này cho thấy sức hút của chứng khoán Ấn Độ đã tăng trong vài năm qua, trái ngược với sự sụt giảm ở cả thị trường Trung Quốc và Hồng Kông.

Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc đã giảm trong 3 năm liên tiếp, kết thúc năm ngoái với mức giảm 11,4%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông còn giảm mạnh hơn, với năm 2023 là năm giảm thứ 4 liên tiếp, kết thúc năm ở mức thấp hơn 13,8%. Cả hai chỉ số này đều là những cổ phiếu có hiệu suất thấp nhất trong số các chỉ số chính của châu Á-Thái Bình Dương trong năm ngoái.

Lĩnh vực bất động sản đang suy thoái của Trung Quốc là yếu tố gây lo lắng cho các nhà đầu tư, điều này cũng ảnh hưởng đến thị trường Hồng Kông. Nhiều cổ phiếu bất động sản Trung Quốc bao gồm Evergrande Group và Country Garden được niêm yết trên HKEX.

Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng ở mức 5% cho năm 2024, nhưng các nhà phân tích tỏ ra hoài nghi về khả năng có thể đạt được mục tiêu này. Tuần trước, S&P Global Ratings dự báo GDP của Trung Quốc sẽ tăng 4,6% vào năm 2024, chậm hơn mức 5,2% của năm 2023.

“Dự báo của chúng tôi cho thấy lĩnh vực bất động sản tiếp tục suy yếu và hỗ trợ chính sách vĩ mô khiêm tốn. Giảm phát vẫn là một rủi ro nếu tiêu dùng vẫn yếu và chính phủ phản ứng bằng cách kíc‌h thí‌ch hơn nữa đầu tư vào sản xuất”, Louis Kuijs, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại S&P Global Ratings cho biết.

Cựu Giám đốc điều hành HKEX, Nicolas Aguzin cho biết vào tháng 3 rằng, sự thiếu tin tưởng vào Trung Quốc, lãi suất cao và địa chính trị đều ảnh hưởng đến việc định giá và làm giảm số lượng niêm yết mới trên sàn giao dịch.

Ấn Độ: Điểm đến ưa thích của nhà đầu tư

Chứng khoán Ấn Độ đã tăng điểm trong bối cảnh lạc quan hơn về sự tăng trưởng của đất nước. Chỉ số Nifty 50 đã tăng trong 8 năm liên tiếp và ghi nhận mức tăng 20% vào năm 2023.

Nghiên cứu từ HSBC cũng cho thấy, sàn chứng khoán Ấn Độ đã vượt qua sàn chứng khoán Thượng Hải để trở thành sàn lớn thứ hai toàn cầu về khối lượng giao dịch hàng tháng, chỉ sàn chứng khoán Thâm Quyến.

Theo nghiên cứu của EY Ấn Độ, các sàn giao dịch chứng khoán Ấn Độ cũng chứng kiến nhiều đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) nhất vào năm 2023, bất chấp môi trường không thuận lợi cho IPO, đặc biệt là ở châu Á. Theo EY, Ấn Độ đã ghi nhận 220 đợt IPO vào năm ngoái với tổng giá trị huy động 6,9 tỷ USD, tăng 48% trong hoạt động IPO trong năm 2022.

George Chan, lãnh đạo IPO toàn cầu của EY cho biết: “Trong khi thị trường Trung Quốc chậm lại đáng kể, Ấn Độ đã nổi lên như một thị trường có thành tích nổi bật”.

Hoạt động IPO ở Ấn Độ chỉ chiếm 6% số vụ IPO trên toàn cầu vào năm 2019, nhưng đã chiếm tới 27% trong quý I/2024, đưa nước này lên vị trí là thị trường IPO hàng đầu thế giới tính theo khối lượng giao dịch.

Ngược lại, dữ liệu của EY cho thấy có 30 đợt IPO trên thị trường cổ phiếu loại A của Trung Quốc trong quý I/2024 và huy động được 3,4 tỷ USD. Đó là số đợt IPO ít nhất và số tiền huy động được nhỏ nhất kể từ năm 2020. Hồng Kông chỉ có 10 đợt IPO trong quý I và chỉ có 2 đợt IPO có quy mô giao dịch vượt 100 triệu USD, mức huy động được thấp nhất kể từ năm 2010.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật