“Quái vật” Delta kéo tụt chiến thắng cận kề của Mỹ trước Covid-19

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Số ca mắc Covid-19 mới đang gia tăng trở lại ở mọi bang, khiến giới chức y tế ngày càng lo ngại rằng đại dịch ở Mỹ còn lâu mới kết thúc.
“Quái vật” Delta kéo tụt chiến thắng cận kề của Mỹ trước Covid-19
Nhân viên y tế kéo th‌i th‌ể nạn nhân Covid-19 ra ngoài trung tâm y tế ở New York, Mỹ năm 2020 (Ảnh: Reuters).

Theo các nhà khoa học, trong số 160 triệu người đã được tiêm chủng đầy đủ trên khắp nước Mỹ, phần lớn được bảo vệ trước Covid-19, bao gồm cả biến thể Delta rất dễ lây lan. Ở khu vực Trung Tây, Đông Bắc và Bờ Tây - bao gồm cả ở Chicago, Boston và San Francisco - tỷ lệ nhiễm virus vẫn tương đối thấp.

Tuy nhiên, bức tranh dịch bệnh lại hoàn toàn khác ở một số khu vực tại Mỹ - nơi người dân được tiêm chủng với tỷ lệ thấp hơn. Trong những tuần gần đây, những điểm nóng dịch bệnh đã xuất hiện ở các khu vực của Missouri, Arkansas và Nevada, cùng các bang khác, khiến các nhân viên y tế tại các bệnh viện phải căng mình điều trị cho một loạt bệnh nhân Covid-19.

Chưa đầy một tháng sau khi các báo cáo về số ca nhiễm mới trên cả nước Mỹ chạm đáy ở mức khoảng 11.000 ca mỗi ngày, số ca nhiễm mới nhìn chung đang tăng trở lại, với khoảng 26.000 ca mắc mới mỗi ngày, trong khi số ca nhập viện cũng đang gia tăng.

Nước Mỹ đang ở thời điểm bước ngoặt và các chuyên gia cũng không chắc chắn điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Trong khi số ca mắc và số người nhập viện trên cả nước vẫn ở mức tương đối thấp, ngày càng có nhiều điểm nóng cục bộ xuất hiện.

"Đây chắc chắn sẽ là một sự đột biến. Nó sẽ không lớn như những gì đã xảy ra hồi tháng 1. Nhưng chúng ta vẫn có 100 triệu người ở Mỹ có nguy cơ dễ mắc Covid-19", Tiến sĩ Michael Osterholm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách về bệnh Truyền nhiễm tại Đại học Minnesota, nhận định.

Giường điều trị tích cực dành cho bệnh nhân Covid-19 trong các bệnh viện đã trở nên khan hiếm ở các vùng của Missouri. Ở Mississippi, nơi các ca nhiễm tăng 70% trong 2 tuần qua, giới chức y tế đã khuyến cáo người lớn tuổi tránh tụ tập đông người trong nhà ngay cả khi họ đã được tiêm phòng.

Tại Los Angeles, các nhà chức trách ngày 15/7 thông báo lệnh đeo khẩu trang trong nhà được áp đặt trở lại, bất kể tình trạng tiêm chủng, vì sự lây lan của biến thể Delta.

Theo New York Times, nỗ lực tiêm chủng bị chậm lại tại Mỹ cũng làm gia tăng nhiều lo ngại. Khoảng 530.000 người đang được tiêm vắc xin mỗi ngày tại Mỹ, giảm mạnh so với 3,3 triệu mũi tiêm mỗi ngày hồi tháng 4. Chưa đầy một nửa dân số Mỹ đã được tiêm chủng đầy đủ.

Số ca nhiễm hàng ngày đã tăng ở tất cả 50 bang, trong đó 19 bang đang ghi nhận ít nhất gấp đôi số ca nhiễm mới mỗi ngày.

Thị trưởng Quinton Lucas của thành phố Kansas ở bang Missouri, nơi các ca nhiễm đang gia tăng nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với các khu vực khác của bang, cho biết ông lo ngại rằng dịch bùng phát ở tây nam Missouri sẽ tiếp tục lan rộng, do tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Ông cho rằng các khuyến cáo mạnh mẽ về việc đeo khẩu trang, thậm chí là các biện pháp hạn chế mới, có thể trở nên cần thiết nếu tình hình dịch bệnh của thành phố tiếp tục xấu đi.

Trong một loạt cuộc họp báo vào tuần này, các quan chức y tế công cộng đã kêu gọi những người chưa tiêm phòng thay đổi ý định, hối thúc họ cân nhắc vắc xin Covid-19 là an toàn, miễn phí và có sẵn cho bất kỳ ai từ 12 tuổi trở lên.

"Xin gửi tới những ai đang do dự về việc tiêm chủng, tôi khẩn cầu các bạn đừng chần chừ nữa", bác sĩ Kiran Joshi, quan chức y tế cấp cao của Sở Y tế Công cộng quận Cook, cho biết.

Nguy cơ bùng phát dịch trở lại

160 triệu người Mỹ đã được tiêm chủng vắc xin đầy đủ (Ảnh: NYTimes).

Ngay cả ở những nơi vẫn chưa chứng kiến sự gia tăng đáng kể về số ca nhiễm, các thống đốc và các quan chức y tế công cộng vẫn lo ngại rằng các bang của họ có nguy cơ bùng phát dịch.

"Tôi hy vọng và cầu nguyện rằng dịch sẽ không đến Tây Virginia và chỉ chạy ngang qua bang của chúng tôi. Nhưng vẫn có khả năng là nó sẽ đến", Thống đốc Tây Virginia Jim Justice cho biết.

Ít nơi nào ở Mỹ đáng lo ngại hơn ở Missouri, nơi số ca nhiễm tăng vọt trong nhóm người không được tiêm chủng khiến các bệnh viện phải chạy đua để ứng phó.

Chỉ 2 tháng trước, khi chỉ có 15 ca mắc Covid-19 ở quận tây nam Missouri, Giám đốc Sở Y tế Newton, Larry Bergner, đã hy vọng viễn cảnh kết thúc đại dịch có thể đến trong tầm tay. Nhưng điều đó đã không xảy ra.

Khi biến thể Delta lan rộng khắp nước Mỹ, nó đã khiến tổng số ca nhiễm tăng đột biến ở Newton, nơi chỉ có chưa đến 20% người dân được tiêm chủng đầy đủ. Khu vực này hiện có tỷ lệ ca nhiễm mới gần đây cao hơn bất kỳ bang nào khác.

"Thật buồn khi tưởng rằng chúng ta đã thoát khỏi dịch bệnh, nhưng bây giờ chúng ta lại tiếp tục tăng, chúng ta còn tăng đến mức nào nữa", ông Bergner nói.

Khi số ca nhiễm dần dần tăng lên, tâm lý lo lắng bắt đầu len lỏi trong một số người Mỹ, ngay cả với những người đã được tiêm phòng đầy đủ.

Ông Vince Palmieri, 89 tuổi, người di chuyển khắp Los Angeles bằng phương tiện công cộng, cho biết ông lo lắng khi thấy nhiều người đi cùng ông không đeo khẩu trang theo yêu cầu. Mặc dù tỷ lệ ca nhiễm trên đầu người vẫn còn tương đối thấp ở Los Angeles, nhưng các ca nhiễm cũng tăng mạnh trong những tuần gần đây. Los Angeles ghi nhận trung bình khoảng 1.000 ca nhiễm mới mỗi ngày, tăng so với chưa đầy 200 ca nhiễm một ngày vào giữa tháng trước.

Bà Debora Weems, 63 tuổi, sống ở thành phố New York, đã theo dõi sát sao số ca nhiễm. Số ca nhiễm tăng lên, sự lo lắng của bà về Covid-19 cũng tăng theo. Thành phố New York, nơi ghi nhận trung bình chưa đầy 200 ca nhiễm mới mỗi ngày vào cuối tháng trước và đầu tháng này, hiện ghi nhận trung bình hơn 400 trường hợp mỗi ngày.

"Tôi chỉ sợ rằng chúng ta sẽ phải đóng cửa một lần nữa", bà Weems nói. Cả bà Weems và mẹ của bà, 85 tuổi, đều được tiêm phòng, nhưng bây giờ bà vẫn lo ngại rằng vắc xin chưa đủ để bảo vệ họ.

Khi số ca nhiễm xuống mức thấp nhất, bà Weems có thể đi lại trong thành phố tự do hơn, ít suy nghĩ về việc liệu những người gần đó đã được tiêm phòng hay chưa. Nhưng bây giờ bà đang cố gắng tránh rời khỏi khu phố của mình, thậm chí gần đây còn treo một tấm biển mới trên cửa nhà với yêu cầu: Không tiếp khách vì Covid-19.

Theo cây bút Sanjay Gupta của CNN, nước Mỹ đang trong cuộc chạy đua giữa tiêm vắc xin và biến thể virus.

"Tôi đã sẵn sàng để ăn mừng chiến thắng nhờ vắc xin. Nước Mỹ từng có giai đoạn ghi nhận số ca nhiễm mới giảm xuống chỉ còn gần 10.000 ca mỗi ngày, một con số quan trọng. Chúng ta đã chạm đến ngưỡng đáng kinh ngạc: 11.299 ca nhiễm vào cuối tháng 6. Tuy nhiên, khi các biến thể xuất hiện và việc tiêm chủng vắc xin bị chững lại, chúng ta hiện ghi nhận trung bình 23.472 ca nhiễm mỗi ngày. Tất cả dấu hiệu đều cho thấy con số đó đang tăng lên", Gupta bình luận.

Mỹ hiện vẫn là vùng dịch lớn nhất, với số ca t‌ử von‌g cao nhất thế giới. Tính đến ngày 17/7, Mỹ ghi nhận 624.606 ca t‌ử von‌g vì Covid-19, trong khi số ca nhiễm lên tới gần 35 triệu người.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 12187
  1. Chuyên gia Mỹ cảnh báo nguy cơ biến thể mới đe dọa cả những người đã tiêm vaccine
  2. Nhiều trẻ em mắc COVID-19, chủ tịch liên đoàn giáo viên Mỹ đảo ngược quan điểm về vắc-xin
  3. Y tá Mỹ: “Sẽ không ai dám mạo hiểm nếu biết COVID-19 thực sự là gì”
  4. Giới chức y tế Mỹ cảnh báo nguy cơ thất bại trong cuộc chiến chống Covid-19
  5. Thủ phủ bang Texas báo động tình hình nguy cấp vì biến chủng Delta
  6. Mỹ ghi nhận hơn 100.000 ca COVID-19 mới mỗi ngày
  7. Mỹ vượt mốc trung bình 100.000 ca mắc Covid-19/ngày
  8. Florida ghi nhận kỷ lục mới về số ca mắc Covid-19
  9. Số ca mắc COVID-19 mới tại Mỹ tăng mạnh trở lại
  10. CDC Mỹ: Người không tiêm vaccine có nguy cơ tái nhiễm COVID-19 cao hơn 2,34 lần
  11. 50% dân số Mỹ tiêm đầy đủ các liều vaccine COVID-19
  12. Số ca nhập viện ở Mỹ tăng mạnh, chủ yếu là người chưa tiêm vaccine COVID-19
  13. Mỹ: Chủng Delta “lan như cháy rừng”, ca Covid-19 vượt mốc 35 triệu
  14. Mỹ có thể ghi nhận 1.500 người chết vì Covid-19 mỗi ngày vào tháng 9
  15. Xuất hiện biến chủng mới lây lan nhanh, Mỹ lo nguy cơ bùng dịch trở lại
  16. Ca Covid-19 bùng phát mạnh, Mỹ chạy đua ngăn “ác mộng” đại dịch trở lại
  17. Lý giải hiện tượng ca mắc COVID-19 ở Mỹ tăng gấp ba chỉ trong vài tuần
  18. Ca mắc COVID-19 ở Mỹ tăng trở lại, cao gấp đôi trong 3 tuần
  19. Số ca mắc Covid-19 trong tuần ở hạt Los Angeles tăng 165%
Video và Bài nổi bật