Ukraine sắp nhận số lượng cực lớn hệ thống phòng không NASAMS từ đối tác bất ngờ?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mỹ đã đề nghị các đồng minh của mình ở khu vực Trung Đông chia sẻ hệ thống phòng không NASAMS với Ukraine, và nhiều khả năng sẽ đạt được thỏa thuận.
Ukraine sắp nhận số lượng cực lớn hệ thống phòng không NASAMS từ đối tác bất ngờ?
Do các hệ thống phòng không NASAMS của Mỹ chỉ có thể được chuyển giao đầy đủ cho Ukraine vào năm 2025 (số lượng 6 khẩu đội với 72 bệ phóng), Washington phải thực hiện bước đi mới nhằm đẩy

Theo đó Mỹ đã bắt đầu đàm phán với một số quốc gia Trung Đông để họ nhượng lại các tổ hợp NASAMS của mình cho Ukraine.

Washington hứa sẽ đền bù cho các quốc gia đồng minh chấp thuận việc trao đổi vũ khí trong thời gian sớm nhất, đi kèm một số ưu đãi khác, và điều này có vẻ như đã mang tới những tín hiệu tích cực.

Hiện tại, được biết, các cuộc đàm phán về việc chuyển giao hệ thống phòng không NASAMS cho Ukraine đang được Mỹ tiến hành một cách khẩn trương với ít nhất 3 quốc gia.

Được biết các nước Trung Đông về cơ bản đã chấp thuận. Họ mong đợi một số đề xuất hứa hẹn hơn từ Mỹ, đó là những loại vũ khí hiện đại, bao gồm hệ thống phòng không tầm xa, máy bay chiến đấu, trực thăng và xe tăng.

Những quốc gia trên có ít nhất 9 khẩu đội NASAMS với 108 bệ phóng, nếu được chuyển giao đầy đủ, rõ ràng số vũ khí trên đủ để lực lượng phòng không Ukraine triển khai trên diện rộng để bảo vệ hầu hết mục tiêu xung yếu.

Hiệu quả của việc sử dụng các hệ thống phòng không NASAMS tại Ukraine chưa thể nói trước, tuy nhiên theo phía Mỹ, vũ khí này có khả năng chống lại tên lửa hành trình với xác suất bắn hạ đạt 100%.

NASAMS là một trong những giải pháp thỏa hiệp cho đến nay được phương Tây và các đồng minh của Kyiv gửi đến Ukraine. Tổ hợp sử dụng đạn AIM-120 AMRAAM - loại tên lửa không đối không nhưng đã được điều chỉnh để phóng đi từ mặt đất.

Về nguyên tắc, giống như bất kỳ hệ thống thích nghi tương tự nào khác, năng lượng và vận tốc ban đầu của một vụ phóng từ mặt đất sẽ ít hơn so với khi tên lửa được triển khai từ máy bay chiến đấu.

Tức là khi phóng từ mặt đất, tên lửa AIM-120 đạt tầm bắn thực tế chỉ vào khoảng 30 - 50 km.

Đây là cự ly khá ngắn so với lúc phóng từ trên không, khi này tên lửa AIM-120D có tầm hoạt động lên tới 160 km.

NASAMS bị đánh giá gặp khó khăn khi đối phó các mục tiêu bay ở độ cao thấp cũng như quỹ đạo thay đổi mạnh và nhanh. Những đối tượng như vậy là các loại đạn tuần kích như máy bay không người lái cảm tử Lancet hay Shahed-136.

Việc sử dụng hệ thống phòng không NASAMS để chống lại máy bay không người lái cũng thiếu khả thi về mặt tài chính, bởi mục tiêu chỉ có giá khoảng 20.000 - 30.000 USD, trong khi tên lửa AIM-120 AMRAAM là hơn 1 triệu USD.

Tuy nhiên các hệ thống phòng không NASAMS được cho là sẽ ngăn chặn Lực lượng vũ trang Nga nhằm chiếm ưu thế trên không trên bầu trời thủ đô Kyiv và các vùng lân cận.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật