Thanh Hóa: Một xã “gánh” hơn 10 mỏ đá, người dân kêu cứu

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Không chỉ bị “tr‌a tấ‌n” bởi ô nhiễm, khói bụi, tiếng ồn từ hoạt động khai thác đá, người dân ở 2 thôn Nam Thôn 1 và Nam Thôn 2, xã Hà Tân còn phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ bị đá văng vào nhà, ảnh hưởng đến cuộc sống.
Thanh Hóa: Một xã “gánh” hơn 10 mỏ đá, người dân kêu cứu
Mỏ đá ngay sát nhà dân, đe dọa tính mạng của người dân

Theo tìm hiểu của phóng viên, trên địa bàn huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hóa) có 40 mỏ đất, đá, chủ yếu tập trung ở các xã Hà Tân, Hà Long, Hà Sơn, Hà Đông và Hà Vinh. Riêng tại xã Hà Tân có tới 15 mỏ đá. Quá trình hoạt động, khai thác đá diễn ra hàng ngày và xuyên suốt nhiều năm qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của hàng trăm hộ dân ở thôn Nam Thôn 1 và Nam Thôn 2, xã Hà Tân. 

Phóng viên ghi nhận thực tế trên con đường dân sinh dẫn vào thôn Nam Thôn 1, xe quá khổ, quá tải chạy rầm rầm trên đường, bụi bay mù mịt. Đến gần khu vực mỏ khai thác, sản xuất đá thì tiếng đục lỗ chan chát, tiếng máy xẻ đá inh ỏi.

“Kể từ khi các mỏ đá đi vào hoạt động thì chúng tôi thường xuyên sống trong cảnh khói, bụi, tiếng ồn do hoạt động khai thác và sản xuất đá. Cứ nắng lên thì bụi bay tứ tung, còn trời mưa thì bột đá phủ lớp dày đặc ở trên trần nhà và khắp sân. Từ trong nhà ra ngoài đường rồi cả mương tưới tiêu, đâu đâu cũng bị đầ‌u độ‌c bởi bột đá thải ra từ các doanh nghiệp sản xuất, chế biến đá trên địa bàn”, một người dân ở thôn Nam Thôn 1 nói.

Người dân hàng ngày phải gánh chịu ô nhiễm, khói bụi, tiếng ồn từ hoạt động khai thác đá

Theo quan sát, khu vực khai thác đá cách khu dân cư chỉ khoảng hơn 100 mét, thậm chí có mỏ đá còn nằm gần sát nhà dân. Người dân cho biết, mỗi lần doanh nghiệp nổ mìn phá đá là ai ai cũng nơm nớp lo sợ.

Bà N.T.D. (thôn Nam Thôn 2), cho biết: “Mỏ đá nằm ngay trên đầu khu dân cư, chỉ cách có mấy chục mét. Mỗi lần đánh mìn lấy đá là hàng tạ thuốc làm rung hết nhà cửa, cửa sổ bật ra, nhà bị nứt toác. Ở đây cứ 100 nhà thì nhà nào cũng bị nứt hết cả. Chúng tôi nhiều lần viết đơn yêu cầu dừng hoạt động của mỏ đá nhưng không được giải quyết”.

Người dân thông tin thêm, hoạt động nổ mìn phá đá còn đe dọa đến tính mạng của người dân nơi đây bởi lẽ hơn một tháng nay, nhiều người dân ở thôn Nam Thôn 2 vẫn chưa hết bàng hoàng trước sự việc ông Nguyễn Thành Ch. - nguyên Chủ tịch UBND xã Hà Tân bị tai nạn t‌ử von‌g ngay gần khu vực mỏ đá của Hợp tác xã Công nghiệp Thạch Bền.

Mương tưới tiêu bị “đầ‌u độ‌c” bởi bụi đá, nước thải từ các cơ sở sản xuất, chế biến đá

Một người dân sống gần nhà ông Ch. cho hay: “Ông Ch. vừa mới nghỉ hưu cách đây được 2 năm, không ngờ lại gặp tai nạn T.Tâm như vậy. Tôi nghe nói là do Hợp tác xã Công nghiệp Thạch Bền nổ mìn phá đá, một hòn đá bắn ra đập vào người ông Ch. dẫn đến t‌ử von‌g. Khi ông ấy mất tôi thấy rất đông công an về làm việc. Các hộ dân đều rất hoang mang, lo lắng an toàn tính mạng cho gia đình khi ở ngay cạnh mỏ đá này”.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Trình – Phó Chủ tịch UBND xã Hà Tân cho biết, trên địa bàn xã có 13 đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản. Hoạt động khai thác, sản xuất đá không thể tránh khỏi việc ô nhiễm môi trường và khói bụi. Còn về việc nổ mìn khai thác đá gây nguy hiểm đến tính mạng người dân, ông Trình khẳng định, trên địa bàn chưa có vụ tai nạn chết người nào. “tai nạn chết người mà cơ quan chức năng có kết luận thì chưa”, ông Trình nói.

Liên quan đến việc ông Nguyễn Thành Ch. - nguyên Chủ tịch UBND xã Hà Tân bị t‌ử von‌g gần khu vực mỏ đá của Hợp tác xã Công nghiệp Thạch Bền, ông Trình cho hay: “Ngày 23/6/2022, gia đình ông Nguyễn Thành Ch. có báo báo lên UBND xã là ông Ch. mất do tai nạn rủi ro. Cơ quan công an cũng đã đến hiện trường xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ việc”.

Xe quá tải chạy rầm rầm trên đường

Được biết trước đó, vào ngày 16/6/2021, UBND huyện Hà Trung đã ban hành quyết định xử phạt Hợp tác xã Công nghiệp Thạch Bền (địa chỉ tại thôn Nam Thôn 1, xã Hà Tân) 100 triệu đồng do vi phạm trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, cụ thể: Khai thác không đúng trình tự khai thác, không đúng hệ thống khai thác, không đúng một trong các thông số của hệ thống khai thác. Hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản 6 tháng đối với hành vi vi phạm.

Trong thời gian đình chỉ khai thác khoáng sản, sau khi Hợp tác xã Công nghiệp Thạch Bền hoàn thành các biện pháp khắc phục hậu quả, UBND huyện Hà Trung yêu cầu đơn vị này có văn bản báo cáo UBND huyện để kiểm tra, đánh giá làm cơ sở cho phép đơn vị khai thác trở lại.

Trước những phản ánh của người dân, đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa cần kiểm tra, rà soát và kịp thời chấn chỉnh, xử lý quyết liệt các đơn vị, doanh nghiệp vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật