Không phải mỡ lợn, 2 loại dầu này mới là thủ phạm gây hại sức khỏe nhiều nhất

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vào thời xưa, mỡ heo là nguyên liệu phổ biến thường thấy trong chế biến thức ăn. Còn ngày nay dần thay bằng dầu ăn, vì nhiều người cho rằng mỡ heo gây hại cho sức khỏe, nhưng chuyên gia lại có ý kiến khác.
Không phải mỡ lợn, 2 loại dầu này mới là thủ phạm gây hại sức khỏe nhiều nhất
Ảnh minh họa
Mỡ động vật, tiêu biểu là mỡ lợn, là nguyên liệu truyền thống được chế biến thủ công dễ dàng và từng được nhiều người sử dụng. Những năm qua, do lo sợ rằng chất béo bão hòa (được tìm thấy chủ yếu trong mỡ động vật) làm gia tăng hàm lượng cholesterol và gây ra các bệnh tim mạch, khiến c‌ơ th‌ể suy yếu, nên nhiều người tẩy chay mỡ động vật. Họ tìm đến các loại dầu thực vật với hy vọng sẽ bảo vệ được sức khỏe.

Nhưng những nghiên cứu hiện đại đã cho thấy mỡ động vật không những không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà còn có nhiều lợi ích khác. Thay vào đó khi mọi người ăn nhiều thức ăn có tinh bột hoặc đường, nguy cơ mắc bệnh tim sẽ tăng gấp đôi. 

Ngoài ra, trong mỡ lợn có chứa axit béo bão hòa, protein, các loại vitamin A, D, đặc biệt là cholesterol cần thiết cho cấu trúc tế bào, tốt cho tế bào thần kinh… Vì thế, nếu dùng ở mức độ vừa phải sẽ có tác dụng làm bền vững các mao mạch máu, bảo vệ hệ tuần hoàn của c‌ơ th‌ể, dự phòng các xuất huyết não.

Không phải mỡ lợn, 2 loại dầu, chất béo này còn gây hại sức khỏe hơn, ăn càng ít càng tốt

1. Chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa hay axit béo chuyển hóa là một dạng chất béo không bão hòa. Chúng có hai dạng: tự nhiên và nhân tạo.

Chất béo chuyển hóa tự nhiên: Có trong các loại thịt, sữa thuộc động vật nhai lại, gia súc như: cừu, dê, bò… Chất béo này hình thành tự nhiên khi vi khuẩn có trong dạ dày động vật thực hiện nhiệm vụ tiêu hóa cỏ. Chúng ta có thể tìm thấy 2-6% chất béo này có trong sữa, 3-9% chất béo này có trong mỗi lát thịt.

Chất béo chuyển hóa nhân tạo: Hay còn gọi là chất béo công nghiệp được xem là chất béo có hại cho sức khỏe nhất. Chúng được tạo nên bởi mỡ và dầu đã qua tinh chế hoặc dầu hydro hóa. Chất béo này được dùng để giúp thực phẩm có thời hạn sử dụng lâu hơn, trông bắt mắt và ngon hơn. Chúng ta có thể tìm thấy chất béo xấu này trong các thực phẩm chiên, rán ngập dầu, nướng.

Các axit béo chuyển hóa trong c‌ơ th‌ể người chuyển hóa chậm và dễ tích tụ, nếu hấp thụ một lượng lớn lâu dài sẽ khiến người bệnh béo phì và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

2. Dầu chiên lại nhiều lần

Có nhiều phương pháp chế biến thực phẩm và chiên rán là một trong số đó. Vì món ăn sau khi chiên sẽ giòn, thơm ngon nên được nhiều người rất thích. Nhưng để tiết kiệm chi phí, một số người có thói quen tái chế dầu thừa sau khi chiên thực phẩm để nấu nướng, nhưng thực chất những loại dầu này rất không tốt cho sức khỏe. 

Ngoài hàm lượng axit béo bão hòa rất cao, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng dầu chiên lại nhiều lần còn chứa hàng tá chất gây ung thư bao gồm benzopyrene và dibenzoanthracene. Do đó, việc tiêu thụ dầu chiên lại nhiều lần hoặc thực phẩm chiên rán trong thời gian dài có thể khiến nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng lên.

Những loại dầu có lợi cho sức khỏe 

Theo trang tin y tế Healthline, dưới đây là một số loại dầu ăn tốt cho sức khỏe, mọi người có thể sử dụng.

1. Dầu oliu

Dầu ô liu có điểm bốc khói trung bình, khoảng 350°F (176°C) và hoạt động tốt để nướng và nấu ăn. Nó giàu chất chống oxy hóa và có thể có lợi ích chống ung thư, chống viêm và sức khỏe tim mạch.

2. Dầu bơ

Dầu bơ về mặt dinh dưỡng tương tự như dầu ô liu. Nó có thể có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và có lợi cho sức khỏe tim mạch. Nó cũng có điểm bốc khói cao hơn, hoạt động tốt đối với các phương pháp nấu ăn nhiệt độ cao như chiên ngập dầu.

3. Dầu mè

Dầu mè hay dầu vừng là dầu thực vật được ép từ hạt mè (vừng) chứa nhiều calo, chất béo no không bão hòa, axit béo omega 3, 6, canxi, vitamin E, B. Một muỗng canh dầu mè cung cấp 14g chất béo, 5,576 mg omega-6, 40,5mg omega-3 và 119 calo.

4. Dầu cây Rum

Dầu cây Rum, được làm từ hạt cây Rum, có ít axit béo bão hòa và nhiều chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa, có lợi cho tim mạch.

Chúng chứa axit linolenic và axit linoleic có thể cải thiện lượng cholesterol trong máu, hỗ trợ động mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim tổng thể.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật