Áp lực căng thẳng nhất đã qua, đường phục hồi kinh tế vẫn gập ghềnh

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Báo cáo Chiến lược đầu tư năm 2024 do Công ty Chứng khoán Rồng Việt vừa phát hành cho thấy, một vài biến số vĩ mô có thể sẽ trở thành ’cơn gió ngược’ của thị trường, gồm: áp lực lạm phát sẽ tăng cao hơn trong năm 2024, thị trường bất động sản loay hoay vùng đáy, thiếu vắng thanh khoản và kinh tế thế giới đi vào suy thoái.
Áp lực căng thẳng nhất đã qua, đường phục hồi kinh tế vẫn gập ghềnh
Ảnh minh họa.

Báo cáo của Công ty Chứng khoán Rồng Việt cho biết, kịch bản FED sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất điều hành, từ quý 2 hoặc quý 3/2024 sẽ giảm áp lực cho điều hành chính sách tiền tệ cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Kịch bản FED sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất điều hành, từ quý 2 hoặc quý 3/2024 sẽ giảm áp lực cho điều hành chính sách tiền tệ cho Ngân hàng Nhà nước

Theo đó, các rủi ro về lãi suất và tỷ giá của Việt Nam, có thể hiện hữu ở một số thời điểm nhất định, nhưng không phải là vấn đề nghiêm trọng. Không gian để tiếp tục mở rộng chính sách tài khóa và tiền tệ trong năm 2024 là không nhiều. Thay vào đó, kỳ vọng một môi trường chính sách ổn định theo hướng tích cực, giúp lãi suất trong nền kinh tế duy trì ở vùng thấp. Yếu tố này sẽ làm tăng sự hấp dẫn của các lớp tài sản đầu tư, bao gồm thị trường cổ phiếu.

Những áp lực căng thẳng nhất đã qua đi, song con đường phục hồi kinh tế còn nhiều gập ghềnh. Trái với năm 2023 khởi đầu với nhiều nút thắt của thị trường tài chính trong nước và những cơn gió ngược từ bức tranh vĩ mô thế giới, năm 2024 được xem là “dễ thở hơn” ở hầu hết các vấn đề của năm cũ. Kinh tế vĩ mô sẽ phục hồi từ mức nền thấp của năm 2023 nhờ vào sự cộng hưởng tích cực của chính sách tài khóa và tiền tệ sẽ bắt đầu mang lại hiệu ứng lan tỏa tốt sang các thành phần kinh tế khác trong năm 2024; nhu cầu đơn hàng của thế giới phục hồi sau năm 2023 giảm hàng tồn kho và niềm tin tiêu dùng cải thiện thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng và doanh số bán lẻ hàng hóa.

Một vài biến số vĩ mô có thể sẽ trở thành “cơn gió ngược” của thị trường, bao gồm: Áp lực lạm phát sẽ tăng cao hơn trong năm 2024, do cả yếu tố trong và ngoài nước; Thị trường BĐS loay hoay vùng đáy, thiếu vắng thanh khoản và gây áp lực dòng tiền trả nợ của doanh nghiệp, kết hợp với Kinh tế thế giới đi vào suy thoái, khiến mức độ phục hồi của lĩnh vực xuất nhập khẩu không như kỳ vọng. Nền kinh tế Việt Nam theo đó có thể sẽ chưa thoát khỏi trạng thái suy giảm.

Ở góc nhìn lạc quan hơn, một sự xoay chiều về chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương thế giới và sự phân bổ lại dòng vốn đầu tư giữa các thị trường có thể là động lực giúp thị trường chứng khoán phục hồi mạnh sau nhiều tháng trầm lắng và suy giảm.

Chỉ số VN- Index dự báo sẽ dao động trong khoảng 1080 – 1390 điểm. Giá trị khớp lệnh bình quân có thể duy trì ở mức 15 – 20 ngàn tỷ đồng/phiên.

Thiếu câu chuyện thu hút nhà đầu tư nước ngoài, dòng tiền nhà đầu tư cá nhân sẽ là động lực dẫn dắt chính của thị trường. “Quan sát trong quá khứ, chúng tôi nhận thấy rằng Việt Nam sẽ thu hút dòng tiền từ nhà đầu tư nước ngoài tích cực khi Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao và định giá thị trường hấp dẫn, vào những giai đoạn nền kinh tế Việt Nam có những bước tiến lớn trong thương mại hay chuyển hóa (như WTO, câu chuyện thoái vốn nhà nước, nâng hạng). Hoặc các thị trường phát triển hơn có chính sách kíc‌h thí‌ch đầu tư ra nước ngoài. Trong ngắn hạn, chúng tôi chưa thấy có nhiều chuyển biến tích cực ở các điều kiện trên. Dù vậy, chúng tôi kỳ vọng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn sẽ đảo chiều sang nới lỏng trong nửa cuối năm 2024 và định giá thị trường cổ phiếu ở thị trường phát triển không còn hấp dẫn sẽ thúc đẩy sự phân bổ lại dòng tiền, một phần sang các thị trường mới nổi và cận biên, bao gồm Việt Nam.”- chuyên gia Rồng Việt cho biết.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật