Ngọc Dung “Thương Ngày Nắng Về”: Tôi ấn tượng nhất cảnh ông Mậu chết

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thương Ngày Nắng Về là bộ phim dù chỉ mới phát sóng nhưng đã nhận được sự chú ý, quan tâm theo dõi của đông đảo khán giả truyền hình. Những tập đầu của “bom tấn” này kể về quá khứ của các nhân vật chính, những thước phim xúc động đã khiến tôi rơi nước mắt nhiều lần qua lối diễn xuất chân thật của các diễn viên, đặc biệt là nhân vật bà Nga bán bún riêu, trông khắc khổ thật sự.
Ngọc Dung “Thương Ngày Nắng Về”: Tôi ấn tượng nhất cảnh ông Mậu chết
ảnh minh họa

Nữ diễn viên thủ vai bà Nga hồi trẻ là Lương Ngọc Dung, mặc dù chưa có nhiều vai chính, dài hơi ở lĩnh vực phim truyền hình nhưng cô cũng đã góp mặt trong rất nhiều bom tấn ăn khách trong 15 năm làm nghệ thuật. Ngoài diễn xuất, Ngọc Dung còn thành công ở nhiều lĩnh vực khác, hãy cùng tôi và DienAnh.Net trò chuyện với nữ diễn viên này để hiểu hơn về cô ấy nhé.

 Ngọc Dung có thể giới thiệu đôi nét về bản thân mình với khán giả được không? Bạn bén duyên với nghệ thuật từ bao giờ? 

Tôi sinh năm 1988 và lớn lên ở thành phố Nam Định. Tôi vào nghề đến nay tròn 15 năm. Xuất phát điểm của tôi là... trượt đại học. 15 năm trước, khi các bạn mình đỗ đại học hết thì tôi buồn lắm, vô tình thấy VFC tuyển sinh đào tạo diễn viên truyền hình khóa 2 năm 2006 nên tôi đăng ký thi vào vì nghĩ nếu có đỗ thì coi như mình... học chống cháy. Ai ngờ càng học càng mê vì được thầy Hoàng Dũng, cô Lan Hương, thầy Quốc Trọng truyền những ngọn lửa nhiệt huyết.

 Và cũng không thể ngờ được rằng xuất phát điểm tôi chỉ nghĩ sẽ học “chống cháy” mà càng ngày tôi lại càng muốn gắn bó với nghề đến thế. Sau khi đã thử thay đổi rất nhiều nghề nghiệp, tôi vẫn luôn đau đáu với nghề diễn nên khi có cơ hội quay lại tôi chỉ muốn được làm nghề lâu dài. 

 15 năm, tôi vẫn cặm cụi theo nghề, không phải để cầu thành danh, nổi tiếng mà đơn giản tôi chỉ mong bền nghề, được theo nghề lâu dài, được diễn thật nhiều thật lâu, khi già thì lại đóng vai già... Bởi hạnh phúc với tôi không phải là đích đến của thành công, danh vọng mà hạnh phúc của tôi là mỗi một ngày được sống và được làm nghề mà thôi.

 Ngoài diễn xuất, Ngọc Dung còn tham gia nghệ thuật với vai trò gì? 

Bên cạnh công việc diễn xuất, tôi còn hoạt động nghệ thuật ở lĩnh vực MC, ca sĩ sự kiện và mẫu ảnh. Hơn 10 năm trước tôi vô tình tham gia cuộc thi Liên hoan Tiếng Hát Hàn - Việt 2010 và được giải nhì, từ đó tôi bén duyên với âm nhạc, đi biểu diễn sự kiện và học thêm làm MC dẫn chương trình. Ngoài ra, tôi cũng nhận làm mẫu ảnh chụp quảng cáo như thời trang, sản phẩm. Những công việc đó cũng liên quan và bổ trợ cho nghề diễn rất nhiều.

 Trước Thương Ngày Nắng Về, Ngọc Dung từng tham gia những dự án truyền hình nào, các vai diễn mang “màu sắc” gì?

Trước khi tham gia Thương Ngày Nắng Về, cái duyên với phim truyền hình của tôi cũng nhiều lần gián đoạn. Ngay sau khi tốt nghiệp lớp Diễn Viên Truyền Hình khóa 2 của VFC năm 2006, tôi may mắn với vai diễn đầu đời đó là vào vai thứ chính trong phim Chuyện Cổ Tích của đạo diễn Trịnh Lê Phong. Vai diễn của tôi khi đó là Chi - một cô bé học cấp 3 nhí nhảnh, lúc nào cũng xuất hiện với câu cửa miệng :"Khẩm bà là khịt". Vậy mà sau 15 năm, vẫn có khán giả nhận ra tôi với vai diễn ấy. 

 Sau đó, tôi tham gia thêm phim Những Người Bạn của đạo diễn Trần Quốc Trọng vai Hà Anh là cô em gái lí lắc của nhân vật nam chính trong phim. Sau khi tham gia 2 phim kể trên, tôi đỗ đại học nên tạm dừng đóng phim, đến năm cuối đại học tôi trở lại phim truyền hình với phim Bước Nhảy Xì Tin của đạo diễn Vũ Trường Khoa. Tôi vào vai Quỳnh, cô thợ may quê mùa - là người yêu cũ của nam chính Dương Đá Tảng.

 Sau đó, tôi tiếp tục tham gia thêm một vài phim khác như Bí Ẩn Của Tình Yêu vai Mai - một cô gái công sở suốt ngày ghen ghét đố kỵ với nữ chính hay phim Ngày Rực Rỡ vai Quyên cô sinh viên tính tình phóng khoáng không biết ăn diện, đầy nam tính. Tôi cũng thử sức với vai già dặn như bác sĩ tâm lý Hạnh ở phim Vòng Phấn,...

 Tuy nhiên, ở thời điểm đó, mạng xã hội chưa phát triển nên cũng khó để tiếp tục duy trì nghề diễn. Tôi lại làm những nghề khác như giáo viên mỹ thuật, sale IT, mở kinh doanh quán cafe, biên tập viên, lễ tân, biên kịch tổ chức sản xuất bên cạnh đó vẫn thỉnh thoảng tham gia phim và sitcom như 5S online, Sắc Màu Phái Đẹp cho đỡ "khát" nghề.

 Rồi lại bẵng đi một thời gian, tôi phải nghỉ để sinh con, bỏ lại tất cả về quê ngoại sinh sống, nhưng sau đó do nhớ nghề quá tôi quyết định trở lại nghề diễn một cách nghiêm túc. Tôi trở lại bằng những vai quần chúng không thoại như trong Quỳnh Búp Bê, Lựa Chọn Số Phận... Dần dà lên vai có thoại như bà chủ quán cafe trong Mê Cung, trưởng nhóm Ngân xấu tính trong Tình Yêu Và Tham Vọng, cô bồ nhí Hân của ông Thiệp GĐ Sở TNMT trong phim Sinh Tử hay bà mẹ có vấn đề tâm lý trong phim Lửa Ấm, nhân viên cũ của ông Phương trong Trở Về Giữa Yêu Thương... 

 Sau đó là một loạt vai hồi tưởng đánh dấu cái nickname “Gương mặt vàng trong làng hồi tưởng” mà mọi người hay gọi trêu tôi như mẹ Kiên trong Hướng Dương Ngược Nắng, mẹ Hiếu trong Hồ Sơ Cá Sấu, mẹ Tùng trong Mặt Nạ Gương và bây giờ là chị Nga trong Thương Ngày Nắng Về...

 Với vai bà Nga thời trẻ trong Thương Ngày Nắng Về, Bạn phải làm thế nào cho vai diễn trở nên "đời" nhất, vì khá chênh lệch tuổi tác, hoàn cảnh? 

Thú thật là tôi khá bất ngờ khi nhận được đề nghị vào vai Nga kèm theo lời nhắn nhủ rằng vai này nặng đấy, vì sau nhiều lần quay lại nghề diễn và phải bắt đầu từ con số 0 thì tôi chưa có cơ hội để nhận vai dài và nặng. Nhưng đó không phải là vấn đề chính. Bởi lẽ, ngay khi đọc 2 tập kịch bản lần đầu tiên, tôi đã khóc rất nhiều ngay trong lúc đọc kịch bản và đã yêu Nga ngay từ giây phút ấy, tôi khao khát được thể hiện Nga. 

 Nga của lần đầu tôi nhận kịch bản khá khác so với Nga của kịch bản lần cuối khi phim lên sóng. Kịch bản đầu gửi tôi thì giấu sự xuất hiện của Yến nên không có Yến, câu chuyện chính xoay quay đời Nga và cuộc đời ấy thậm chí còn bi kịch hơn đời Yến bây giờ. 

 Là một diễn viên, việc nhận được một vai đầy bi kịch là một thách thức, là cơ hội để thể hiện nghề diễn của mình nên tôi khao khát được thể hiện vai Nga đầy bi kịch ấy. Tuy nhiên, sau nhiều lần điều chỉnh tôi nhận được tất cả 3 lần kịch bản chỉnh sửa, tuy vai Nga không còn bi kịch như trước nhưng đổi lại Nga lại đời hơn, ấm áp và gần gũi với cuộc sống hơn nhiều. 

 Trục phim lúc này xoay quay nhân vật Hoa là trung tâm để liên kết với câu chuyện của phần hiện tại. Kịch bản về sau còn được chú trọng sửa và bổ sung từng tiểu tiết nhỏ cho đúng với bối cảnh thời bấy giờ, để đúng tâm lý và hoàn cảnh nhân vật hơn, logic hơn và tạo ra một câu chuyện có tính liền mạch, kết nối hơn, mạch phim được xuyên suốt hơn so với trước. 

 Phải nói là phim được trau chuốt từ điều nhỏ nhất, ngay từ kịch bản đến lúc quay thực tế ekip đều chỉnh từng chi tiết nhỏ để hay nhất, hợp lý nhất và đời nhất. Vậy nên tôi cảm thấy quá may mắn khi được là một phần trong đội ngũ đầy tâm huyết ấy. 

 Để vào vai bà Nga béo hồi trẻ, về tạo hình thì dù không ai yêu cầu tôi phải béo lên vì Nga hồi trẻ cũng không cần phải béo, nhưng tôi cũng có lên cân, hơi đậm người nên mọi người khen là cũng hợp với nhân vật. Trước khi quay chính thức, tôi được ê-kíp định trang nhân vật trước, từ việc hóa trang sao cho mộc mạc, phục trang làm kỹ từ cái khăn cho đến đôi dép nên tôi rất vui vì ai cũng tâm huyết và chuẩn bị kỹ lưỡng vô cùng. Về diễn xuất, tôi cũng tìm kiếm những khuôn mẫu người phụ nữ xung quanh mình như mẹ tôi hay những người lao động chân tay, buôn thúng bán mẹt để làm chất liệu diễn sao cho chân thật nhất, gần gũi nhất..

 Những kỉ niệm Ngọc Dung nhớ nhất khi tham gia Thương Ngày Nắng Về là gì? 

Tôi nhận thấy điểm thay đổi lớn nhất trong đời Nga không phải là sau việc nhận nuôi Hoa mà là khi ông Mậu chồng Nga mất. Đối với một người phụ nữ có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, có người bạn đời hiểu mình và yêu thương mình như cái cách mà Mậu dành cho Nga thì khi Mậu mất đi đó là điều đau đớn nhất của đời Nga. 

  Vậy nên với tôi đó cũng là cảnh xúc động nhất trong phim. Như mọi người xem ở trailer, có thể thấy được cảnh tôi gào khóc bên cạnh ông Mậu nằm ở dưới mưa. Ở cảnh phim ấy, tôi thể hiện nỗi đau đớn tột cùng, đau chỉ muốn đi theo chồng nhưng lại vẫn phải sống tiếp vì vẫn còn phải nuôi những đứa con. Tôi từng không ít lần nhận vai quá phụ, như Hướng Dương Ngược Nắng thì chồng ngã cầu thang, Hồ Sơ Cá Sấu thì chồng ra đi khi đi đào vàng, hay ở phim Lửa Ấm tôi vào vai người phụ nữ mất con trai nên cô cũng suy sụp.

 Mỗi lần thể hiện những tâm trạng đó, dù khác nhau nhưng tôi đều xúc động. Ở Thương Ngày Nắng Về, tôi không chỉ là thể hiện mỗi việc khóc khi chồng gặp chuyện, mà tôi còn khóc vì cả quãng đời cay đắng của bà Nga khi về già. Tôi cảm thấy trái tim mình nhói thật khi di chuyển đến bối cảnh quay tôi đã khóc ngay trên xe, thậm chí đến khi quay xong đạo diễn hô cắt cảnh tôi đi thay phục trang rồi mà vẫn khóc vì vẫn chưa thoát được vai. 

Ngoài việc đó là cảnh quay khó vì phải lấy tâm trạng thì yếu tố ngoại cảnh chi phối cũng là điều ảnh hưởng rất nhiều. Bởi lẽ, quay cảnh ấy là cảnh mưa, hôm ấy trời vẫn lạnh, chúng tôi quay giả mưa bằng công nghệ mới, lúc đầu tôi vẫn bình thường dưới mưa giả dù lạnh nhưng vẫn chịu được vì đã dùng màng bọc thực phẩm quấn quanh người cùng miếng dán giữ nhiệt để giữ ấm.

 Nhưng sau đó trời bắt đầu mưa thật, không mưa đủ to để giống cảnh trước nên vẫn phải dùng mưa giả, mà mưa thật thì trời bắt đầu rét hơn. Quay cả mưa thật lẫn mưa giả khiến tôi rét run, răng môi đập lập cập vào nhau nhưng khi bắt đầu quay, do tập trung cao độ nên cũng không còn nghĩ đến rét nữa. Nghỉ giữa cảnh thì tất cả các khăn mà ê-kíp chuần bị cho diễn viên để lau người cũng đã ướt sũng theo. 

 Tôi phải ra một chỗ lấy tạm áo mưa mặc vào cho đỡ rét, nhưng nhờ đó tôi nghe được chuyện người ta nói với nhau là người đi đường dừng lại xem đoàn quay mà họ cũng đã khóc theo tôi. Tự nhiên tôi lại thấy ấm lòng và vui trở lại. Vì thế đối với tôi đó là cảnh quay ấn tượng và xúc động nhất ở cả bộ phim.

 Ngọc Dung có cảm nhận gì khi diễn xuất chung cùng với các diễn viên nhí tài năng như Chu Diệp Anh và Hồng Nhung?

Nói về các diễn viên nhí, tôi thấy rất may mắn vì có những bạn diễn bé nhỏ nhưng rất diễn xuất tốt, các bé còn ít tuổi nhưng cũng có kinh nghiệm đi quay nhiều nên chuyên nghiệp, không nhõng nhẽo. Vì thế khi làm việc bé rất hợp tác khiến công việc đơn giản hơn nhiều, không khí trở nên thoải mái nên mấy mẹ con cũng có những giây phút vui vẻ bên nhau như một gia đình thật sự.

Có thể nói, chỉ là vai phụ xuất hiện trong 4 tập đầu tiên với phần hồi tưởng của những nhân vật chính nhưng Ngọc Dung đã khiến tôi thực sự ấn tượng với một vai diễn bi kịch, nội tâm, khó để thể hiện. Mong rằng thời gian tới cô ấy sẽ có vai chính dài hơi để thể hiện được hết tài năng, lối diễn xuất chân thật, dày dặn kinh nghiệm hơn 10 năm làm nghề.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 14173
  1. Thương Ngày Nắng Về: Mẹ con Trang chia ly hay gặp lại, trời đều đổ mưa
  2. 3 mẹ con bị ghét cay ghét đắng trong “Thương Ngày Nắng Về”
  3. Netizen sôi máu với thái độ ỡm ờ của Huyền Lizzie ở Thương Ngày Nắng Về 2: Yêu hay không yêu nói nhanh một lời!
  4. “Soi” trang phục sành điệu Phan Minh Huyền phim Thương ngày nắng về“
  5. Thương ngày nắng về: Lộ mối quan hệ thật sự của Trang và Nguyên, lời ước hẹn 10 năm trước khiến Duy cuồng ghen
  6. Thương ngày nắng về: Mẹ ruột Trang bị chỉ trích đi lên từ nghèo hèn mà miệt thị người khác, đã vậy còn làm “trà xanh”
  7. “Thương ngày nắng về” phần 2, tập 5: Trang ủ dột khi thấy Duy đèo gái xinh. Đức say xỉn làm càn cả với mẻ đẻ.
  8. “Thương ngày nắng về” tập 38: Trang ghen, Đức mượn rượu làm càn, quát mẹ đẻ
  9. Thương Ngày Nắng Về: Bà Nhung đã làm gì khiến Vân Trang không thể nhẫn nhịn hơn được nữa?
  10. Thương ngày nắng về tập 4: Trang cắn Duy bật máu khi bị cưỡng hôn, nam chính quyết định buông bỏ
  11. Thương ngày nắng về tập 5: Bà Nhung khinh quần áo của Trang rẻ tiền, còn miệt thị bà Nga khiến nữ chính tức giận “đốp” lại
  12. Thương ngày nắng về - Tập 4: Duy nhận cái kết đắng khi cưỡng hôn Vân Trang
  13. Trailer tập 5 “Thương ngày nắng về 2”: Vân Trang giận tím mặt khi bị bà Kim Nhung khinh thường chỉ là con gái của người bán bún
  14. Thương Ngày Nắng Về P2 tập 4: Duy cặp kè cô khác khiến Trang ghen rồi
  15. Hậu trường “Thương ngày nắng về”: Huyền Lizzie cười cực tươi bên “mẹ ruột”
  16. Thương ngày nắng về - Tập 4: Bà Nga sững người khi biết Trang - Duy không yêu nhau
  17. Thương Ngày Nắng Về: Cậu lo Trang có bầu trước cưới, Đức bị chị gái lừa
  18. Bí mật chưa vén màn Thương Ngày Nắng Về: Quan hệ giữa mẹ Trang và bố Duy gây tò mò
  19. Nhan sắc rực rỡ của 2 bà mẹ ở “Thương ngày nắng về” thời trẻ
  20. Ngỡ ngàng loạt điểm tương đồng giữa Đình Tú và “tình địch” Lâm Bảo Châu trong “Thương ngày nắng về”
  21. Thương ngày nắng về P2 tập 4: Vân Trang (Huyền Lizzie) lộ chuyện “qua đêm” với cấp dưới
  22. Vân Vân của “Thương ngày nắng về” và những cô em gái được yêu mến nhất màn ảnh Việt
Video và Bài nổi bật