Thăm lưới ở Cần Giờ, chàng trai phát hiện sinh vật khoang đen trắng: Nhầm là rắn cực độc!

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nọc độc của rắn đẻn biển được đánh giá còn mạnh hơn cả rắn hổ mang chúa, cạp nong... và việc chữa trị rất khó khăn vì không có huyết thanh kháng độc.
Thăm lưới ở Cần Giờ, chàng trai phát hiện sinh vật khoang đen trắng: Nhầm là rắn cực độc!
Ảnh minh họa

Xem video: Thăm lưới ở Cần Giờ, chàng trai phát hiện sinh vật khoang đen trắng

Một nhóm người đã dùng xuồng đi tới một bãi đất ngập nước gần biển để thu hoạch thành quả của mình, trước đó họ đã căng hàng rào lưới khi thủy triều lên và chờ đợi cho đến khi thủy triều rút xem có sinh vật biển gì mắc lại không.

Kết quả khi đi dọc theo hàng rào này là rất nhiều sinh vật biển như cá bống sao (Tên khoa học: Boleophthalmus boddarti), tôm thẻ (Tên khoa học: Litopenaeus vannamei), cá lưỡi mèo (Tên khoa học: Scaridae),...

Thế nhưng điều bất ngờ nhất chính là một sinh vật có khoang đen trắng mờ nhạt bị mắc lại, mà theo người bắt cá trong clip, đó là một con rắn đẻn cực độc. 

Ở nước ta có rất nhiều loài rắn đẻn như đẻn mỏ, đẻn cơm, đẻn khoanh, đẻn kim... và tất cả chúng đều có nọc độc chết người.

Trong tự nhiên, cũng có một loài rắn có ngoại hình rất dễ bị nhầm lẫn với rắn đẻn nhưng lại hoàn toàn vô hại, đó là rắn rầm ri cá (tên khoa học: Acrochordus granulatus). Chúng cũng có khoang đen trắng mờ nhạt và sống ở biển nhưng không có nọc độc.

Rắn rầm ri và rắn đẻn mỏ. Ảnh: Thành Luân

Người bắt cá trên đã nhầm lẫn giữa loại rắn đẻn và rầm ri. Thực tế thì rắn rầm ri chỉ giết con mồi bằng cách quấn siết và khi ở trên cạn thì hoàn toàn vô hại vì di chuyển chậm chạp, nhút nhát và rất yếu ớt.

Mặc dù vậy, nếu không rõ đó là loài rắn gì thì tốt nhất hãy tránh xa vì nọc độc của rắn đẻn biển được đánh giá còn mạnh hơn cả rắn hổ mang chúa, cạp nong... và việc chữa trị rất khó khăn vì không có huyết thanh kháng độc.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật