Bất chấp khó khăn vì Covid-19 vẫn cưu mang chó mèo: Chăm cả thú cưng cho F0

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một mình chăm sóc gần 300 chó mèo trong mùa dịch tại Trạm cứu hộ chó mèo Sài Gòn Time - SGT, chị Như còn nhận nuôi thêm 20 chó mèo của bệnh nhân là F0 trong thời gian họ đi cách ly hoặc tự chữa bệnh tại nhà.
Bất chấp khó khăn vì Covid-19 vẫn cưu mang chó mèo: Chăm cả thú cưng cho F0
Chị Như từng gây sốt với bộ ảnh cưới chụp với chó mèo tại trạm cứu hộ của mình

Vay mượn 50 triệu để mua thức ăn dự trữ

Từng gây sốt mạng xã hội với bộ ảnh cưới cùng 300 chó mèo, chị Trần Uyên Như (30 tuổi) và chồng hiện là chủ của “Trạm Cứu hộ chó mèo Sài Gòn Time - SGT” được thành lập năm 2013. Trong một lần đến nhận nuôi một bé chó từ trạm, chị Như quyết định ở lại chăm sóc chó mèo ở trạm đến giờ. Sau một thời gian, người cũ rời đi và chỉ còn lại một mình chị Như. 7 năm hoạt động, SGT có 2 cơ sở ở quận 6 (TP.HCM) và ở huyện Bình Chánh (TP.HCM). Cơ sở ở H.Bình Chánh được chị Như thuê mặt bằng với giá 18 triệu/tháng.

Thời gian TP.HCM giãn cách xã hội, chị Như và chồng mỗi người một trạm để chăm sóc chó mèo. Chồng chị ở trạm Bình Chánh, chị Như ở trạm quận 6, Hiện tại trạm tại quận 6 có 102 con chó và hơn 200 con mèo. Tại trạm Bình Chánh có hơn 200 con chó nhưng may mắn có 2 bạ‌n tìn‌h nguyện viên ở lại phụ chồng chị Như chăm sóc, tắm rửa cho các bé.

dịch bệnh khiến công việc của chị Như bị ảnh hưởng, không có thu nhập. Để trang trải và mua một số lượng lớn đồ dự trữ cho chó mèo trong thời gian giãn cách xã hội, chị Như phải vay mượn thêm từ gia đình và bạn bè 50 triệu để mua trữ thức ăn và giấy vệ sinh cho chó mèo.

Một mình chăm sóc tắm rửa và bầu bạn với 102 con chó

“Vì không có tình nguyện viên phụ nên việc tắm cho các bé vào mỗi tuần khó khăn hơn rất nhiều vì mất nhiều thời gian hơn. Lúc các bé bị bệnh thì không đi bệnh viện được mình phải nhờ bác sĩ chuyển thuốc xuống rồi lại nhờ thêm các bạn bên công tác thiện nguyện để vận chuyển qua. Khi có tài xế được giao hàng liên quận thì cũng phải tìm người nhận ship, mỗi lần như vậy mất khoảng 500.000 đồng tiền phí ship, chưa tính tiền thuốc”, chị Như kể lại.

Giãn cách xã hội cũng khiến việc cứu trợ chó mèo gặp khó khăn dù vẫn còn nhiều trường hợp chó mèo bị bỏ rơi. Vì không thể trực tiếp đi cứu trợ như trước dịch nên chị Như nhờ vả các bạn bên ngành y tế cứu giúp chó mèo rồi giữ tạm để khi hết giãn cách thì chuyển các qua trung tâm.

Chị Như nuôi hơn 200 con mèo

Không những vậy, có nhiều người ở TP.HCM là F0 phải đi cách ly tập trung hoặc tự chữa bệnh ở nhà nên không thể chăm sóc cho chó mèo. Để giảm bớt nỗi lo cho những F0, chị Như nhận chăm sóc chó mèo cho đến khi người bệnh khỏe lại và có thể đến nhận. Hiện tại chị Như đang chăm sóc cho 20 con chó của các F0 gửi đến.

“Lúc nhận các bé về thì mình tắm để sát khuẩn cho các bé sau đó cho ăn và nuôi như bình thường. Các bé vẫn khỏe mạnh mà không gặp bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe. Nên nếu nhiều người lo sợ thú cưng lây bệnh thì có thể có hiểu nhầm”, chị nói.

Thật sự khó khăn nhưng...

Tương tự chị Như, chị Elizabeth Homfray sáng lập tổ chức Laws for Paws Vietnam từ năm 2019 với mục tiêu cứu trợ và nuôi dưỡng những con vật bị bỏ rơi, B.H và cần sự can thiệp y tế. Năm 2020, chị và các tình nguyện viên đã cứu chữa cho 200 chú chó, tìm chủ mới cho gần 100 con và tiêm 400 mũi vắc xin cho chúng.

Trước dịch, tổ chức của chị Elizabeth có 8 tình nguyện viên hỗ trợ chăm sóc đàn chó. Trong làn sóng dịch Covid-19 thứ 4, tổ chức chịu trách nhiệm 25 chó, mèo. Trong đó, 8 con được chăm sóc tại phòng khám thú cưng, 8 con sống cùng các tình nguyện viên và 9 con do chị Elizabeth nuôi dưỡng.

Chị Elizabeth nuôi 19 con chó trong thời gian giãn cách xã hội

“Tôi nuôi tất cả 19 con chó, của tôi 10 con và 9 con của tổ chức. Một số người đã để lại thú cưng của họ cho tôi chăm sóc thời gian dài vì đại dịch khiến họ gặp nhiều rắc rối. Họ mất thu nhập, chính sách visa thay đổi và giãn cách xã hội nghiêm ngặt khiến họ không thể tìm được công việc”, chị Elizabeth kể lại.

Để nuôi dưỡng đàn chó 19 con, chị Elizabeth và chồng phải thức dậy từ 4 giờ sáng để dọn dẹp nhà cửa, sân vườn và cho chúng ăn. Đàn chó đa số là giống lai từ giống chó xúc xích (Dachshund) hoặc Rotti (Rottweiler, giống chó chăn gia súc Đức). Trung bình khoảng 14 ngày, chúng tiêu thụ 20kg thức ăn khô. Bên cạnh đó, chị phải bổ sung thêm thịt gà, thịt bò và rau củ. Tuy nhiên, nguồn thực phẩm trở nên khan hiếm vào thời điểm siết chặt giãn cách buộc chị phải mua thịt với giá đắt đỏ.

Mặc dù, vợ chồng chị Elizabeth đã cố gắng chăm sóc chúng nhưng việc đau ốm không thể tránh khỏi. Một con chó bị ốm trong thời gian giãn cách nhưng may mắn nhờ bác sĩ cho lời khuyên đã qua khỏi.

“Thời điểm đó thật sự căng thẳng với hai vợ chồng tôi và cả chúng. Chúng tôi sử dụng tiền của mình để mua thịt với giá cao tại một cửa hàng bán thịt nhập khẩu. Nhưng đó là sự lựa chọn duy nhất. Việc đi dạo với chủ rất quan trọng cho tinh thần và thể chất của chúng và điều đó cũng là không thể. Chúng tôi vừa làm việc để kiếm thêm thu nhập, vừa dọn dẹp và cố gắng tạo ra các trò chơi, hoạt động để giữ cho tinh thần và thể chất của chúng ổn định”, người sáng lập Laws for Paws Vietnam tâm sự.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật