Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong 7 năm, giá xăng trong nước có lập đỉnh?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thông tin từ Bộ Công Thương, trong phiên giao dịch sáng 25-10, giá dầu thô thế giới tiếp tục tăng mạnh. Theo đà tăng này, liệu giá xăng trong nước có lập đỉnh vào ngày mai, 26-10?
Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong 7 năm, giá xăng trong nước có lập đỉnh?
Ảnh minh họa

Trong đó, giá dầu thô Brent đã vượt ngưỡng 86 USD/thùng và giá dầu thô WTI chạm mức cao nhất 7 năm trở lại đây. Thị trường đang ngày càng lo ngại tình trạng thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng sẽ xảy ra.

Đến 11 giờ 30 phút sáng nay, 25-10 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent giao tháng 12-2021 đã tăng 0,84% lên 86,25 USD/thùng – mức cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây; giá dầu thô WTI giao tháng 11-2021 tăng mạnh 1,04% lên 84,62 USD/thùng – mức cao nhất trong 7 năm trở lại đây.

Tính chung cả tuần trước, giá dầu thô Brent tăng 1%, xác lập tuần tăng giá thứ 7 liên tiếp và giá dầu thô WTI tăng 1,7%, ghi nhận tuần tăng giá thứ 9 liên tiếp.

Theo các chuyên gia, tâm lý tích cực và kỳ vọng của giới đầu tư đang hỗ trợ giá dầu thô tăng cao hơn trong bối cảnh nguồn cung bị thắt chặt nhưng nhu cầu vẫn đang tăng lên khi nhiều khu vực tái mở cửa nền kinh tế.

Trước diễn biến của thị trường thế giới, trong kỳ điều chỉnh vào ngày mai, 26-10, nếu không sử dụng Quỹ Bình ổn giá, giá xăng có thể tăng thêm từ 1.400 – 1.900 đồng/lít và là lần tăng thứ 4 liên tiếp trong vài tuần qua.

Giá xăng được điều chỉnh tăng vào ngày 11-10 vừa qua. Ảnh: Bộ Công Thương

Tại kỳ điều chỉnh gàn đây nhất vào ngày 11-10 vừa qua, giá xăng, dầu được điều chỉnh tăng:

Xăng E5RON92 đã được điều chỉnh tăng 967 đồng/lít; 

Xăng RON95-III tăng 934 đồng/lít;

Dầu di‌esel 0.05S tăng 959 đồng/lít;

Dầu hỏa tăng 979 đồng/lít;

Dầu mazut 180CST 3.5S tăng 517 đồng/kg.

Sau điều chỉnh, giá xăng RON 95 có giá bán tối đa là 22.879 đồng/lít, xăng E5 RON 92 là 21.683 đồng/lít, dầu di‌esel 17.545 đồng/lít, dầu hỏa là 16.622 đồng/lít, còn dầu mazut là 17.097 đồng/kg.

* Bộ Công Thương cho biết, thị trường xăng dầu thế giới thời gian vừa qua chịu ảnh hưởng của việc nhu cầu tăng do kinh tế các nước trên thế giới đang dần hồi phục, các hoạt động sản xuất, kinh doanh đang khôi phục trở lại khi nhiều nước đã chịn phương án sống chung, thích ứng an toàn với dịch bệnh Covid-19.

Cùng với đó, nhu cầu năng lượng (trong đó có xăng dầu) cũng tăng do chuẩn bị nguồn năng lượng cho mùa đông trong khi giá khí đốt tăng mạnh, bên cạnh đó, OPEC+ quyết định không gia tăng sản lượng khai thác so với kế hoạch...

Các yếu tố trên đã tác động làm giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới tăng mạnh trong giai đoạn vừa qua.

Điều này cũng tác động mạnh đến giá bán lẻ xăng dầu trong nước. Liên Bộ đã tính đến việc tạo dư địa điều hành giá xăng dầu trong thời gian tới khi giá xăng dầu thế giới đang có xu hướng tăng, nhất là khi dịch bệnh dần được kiểm soát, nhu cầu sử dụng xăng dầu tăng.

Căn cứ tình hình thực tế của Quỹ Bình ổn giá tại thời điểm hiện nay, Liên Bộ Công Thương – Tài Chính sẽ tính đến phương án tối ưu nhất để bảo đảm giá bán lẻ trong nước có tăng cũng vẫn ở mức thấp hơn mức tăng của giá xăng dầu thế giới.

* Thống kê từ đầu năm đến thời điểm hiện tại, Liên Bộ Tài chính - Công Thương đã thực hiện 18 lần điều hành giá xăng, dầu trong nước, phù hợp theo diễn biến thị trường xăng dầu quốc tế.

Về chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, tại kỳ điều hành trước, Liên Bộ cho biết đã chi sử dụng Quỹ BOG đối với mặt hàng xăng E5RON92 ở mức 950 đồng/lít; dầu di‌esel ở mức 150 đồng/lít; dầu hỏa ở mức 100 đồng/lít; xăng RON95.

 

Theo Liên Bộ, nếu kỳ điều hành này trước, nếu không chi Quỹ Bình ổn giá đối với mặt hàng xăng E5RON92 thì giá sẽ tăng 1.917 đồng/lít và giá bán là 22.633 đồng/lít; giá dầu di‌esel sẽ tăng 1.109 đồng/lít và giá bán là 17.695 đồng/lít; giá dầu hỏa sẽ tăng 1.079 đồng/lít và giá bán là 16.722 đồng/lít.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật