Nợ xấu SCB tới 3.212 tỷ đồng, ngân hàng có “thủ thuật” phù phép hóa giải?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo tìm hiểu, Ngân hàng TMCP Sài Gòn có dư nợ xấu 3.212 tỷ đồng, thuộc top 10 ngân hàng có số dư nợ xấu lớn nhất Việt Nam. Ngân hàng hiện có 48.400 tỷ đồng nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản VAMC.
Nợ xấu SCB tới 3.212 tỷ đồng, ngân hàng có “thủ thuật” phù phép hóa giải?
 Ngân hàng TMCP Sài Gòn có dư nợ xấu 3.212 tỷ đồng, thuộc top 10 ngân hàng có số dư nợ xấu lớn nhất Việt Nam. (Ảnh minh họa).

SCB có dư nợ xấu khủng, nhưng "hóa phép" tài tình

Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) do đại gia Bùi Anh Dũng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị cho thấy, dư nợ xấu của SCB trong 6 tháng đầu năm 2021 giảm hơn 60% còn 3.212 tỷ đồng, đưa tỷ lệ nợ xấu giảm từ 2,34% cuối năm trước về 0,89%.

Tuy nhiên, nhìn lại khoản nợ xấu ở quý 2 năm ngoái của nhà băng này là trên 2.319 tỷ đồng, đến quý 3 tăng thêm 288 tỷ đồng, lên thành 2.607 tỷ đồng. Đến hết năm 2020, tổng nợ xấu của SCB lên tận 8.221 tỷ đồng.

Đối chiếu với khoản nợ xấu cuối năm 2020, đến ngày 30/6/2021 của SCB, dư luận không khỏi thắc mắc SCB “phù phép” kiểu gì lại giảm được 60% tỷ lệ nợ xấu?

Số nợ trên chưa phản ánh hết bản chất nợ xấu tồn đọng trong SCB khi nhà băng này nợ xấu tại VAMC hơn 38.305 tỷ đồng năm 2020, và lên 48.400 tỷ đồng quý 2/2021 trong đó đã trích lập dự phòng được 7.936 tỷ đồng. Đây là số nợ xấu của SCB bán cho VAMC và nhận lại trái phiếu đặc biệt với lãi suất 0%. Trong đó, nợ xấu ngân hàng đã bán cho VAMC tại thời điểm ngày 31/12/2020 là 10.178 tỉ đồng, nhận về trái phiếu đặc biệt có kỳ hạn 5 năm (2020 - 2025). Còn lại là các trái phiếu trị giá 28.127 tỉ đồng do VAMC phát hành với kỳ hạn 10 năm.

Đặc biệt, tính đến hết ngày 30/6/2021, SCB thuộc top 10 ngân hàng có số dư nợ xấu lớn nhất Việt Nam.

Sự thật về tài chính của ngân hàng SCB

Theo báo cáo tài chính, lợi nhuận trước thuế quý 2/2021 của SCB đạt 487,3 tỷ đồng. Lợi nhuận quý này, SCB đạt 16 tỷ đồng.

Thế nhưng, thu nhập lãi thuần của SCB ở quý này lại giảm sâu nhất trong 4 quý trở lại đây, khi âm tới 1.131 tỷ đồng, dẫn tới lũy kế 6 tháng đầu năm của SCB âm đến 1.236 tỷ đồng. Cùng kỳ năm ngoái, thu nhập lãi thuần của SCB đạt 302,99 tỷ đồng.

Số liệu báo cáo cho thấy các chỉ số tài chính của SCB đều ở mức thấp và thiếu bền vững trong hệ thống ngân hàng.

Tính đến ngày 30/6/2021, tổng tài sản của SCB đạt 671.694 tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm trước, trong đó cho vay khách hàng tăng 2,6% đạt 360.406 tỷ đồng. Số dư tiền gửi khách hàng tăng 2,5% đạt 479.216 tỷ đồng.

Nếu so với tổng tài sản tại SCB sở hữu có thể thấy sự “lệch pha” quá lớn giữa lợi nhuận và tổng tài sản.

Chưa hết, từ đầu năm đến nay, hàng loạt ngân hàng đã nhanh chân niêm yết lên sàn chứng khoán, nếu loại trừ các ngân hàng yếu kém bị mua lại bắt buộc hoặc đang bị kiểm soát thì không hiểu vì sao SCB vẫn chưa niêm yết cổ phiếu trên các sàn giao dịch chứng khoán?

Trong khi, đầu năm nay, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã thống nhất với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là sẽ kiên quyết yêu cầu các ngân hàng phải lên sàn, muộn nhất là trong quý 1/2021. Nếu ngân hàng nào không tuân thủ sẽ áp dụng biện pháp kỷ luật.

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu (chuyên gia tài chính ngân hàng), dù thị trường chứng khoán đang rất thuận lợi, song có rất nhiều lý do khiến ngân hàng chần chừ lên sàn, như sợ công khai minh bạch, nhất là những ngân hàng có kết quả kinh doanh yếu kém. Hoặc có những ngân hàng nợ xấu lớn chưa được xử lý, chủ yếu là hậu quả tồn đọng trong thời gian dài để lại.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật