Cao ủy đối ngoại EU: Tình hình ở Afghanistan đang là “thảm họa”

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cao ủy về chính sách đối ngoại của EU cho rằng tình hình hiện nay ở Afghanistan là thảm họa, và EU phải giải cứu càng nhiều người Afghanistan càng tốt.
Cao ủy đối ngoại EU: Tình hình ở Afghanistan đang là “thảm họa”
Người dân cố gắng trèo rào vào sân bay quốc tế Hamid Karzai ở Kabul, Afghanistan hôm 16/8 để đi khỏi đất nước. Ảnh: Reuters.

Phát biểu trước Nghị viện châu Âu, Cao ủy về chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cho biết khoảng 100 nhân viên EU, cùng 400 người Afghanistan làm việc với EU và gia đình của họ đã được sơ tán.

Tuy nhiên, 300 người Afghanistan khác vẫn đang cố gắng rời khỏi đất nước, theo Reuters.

Ông nhấn mạnh "nghĩa vụ đạo đức" của châu Âu là phải giải cứu càng nhiều người Afghanistan càng tốt, vì đây là những người đã làm việc cho EU ở Afghanistan. Tuy nhiên, Cao ủy Borrell cho rằng sẽ không thể giải cứu được hết những người này.

"Hãy để tôi nói rõ ràng và thẳng thắn, đây là một thảm họa. Đó là một thảm họa đối với người dân Afghanistan, đối với các giá trị và sự tín nhiệm của phương Tây, cũng như sự phát triển của các mối quan hệ quốc tế", ông Borrell nhấn mạnh.

Trong bài phát biểu của mình, Cao ủy Borrell đề cập về lo ngại xuất hiện làn sóng người di cư Afghanistan đến châu Âu, tương tự như cuộc khủng hoảng di cư năm 2015 do xung đột ở Syria và Iraq.

"Đừng gọi họ là những người di cư, họ là những người bị lưu đày, những người đang chạy trốn để cứu lấy mạng sống của mình", Cao ủy Borrell nói.

Ông bác bỏ ý kiến so sánh Afghanistan với Syria, vì tình hình hiện tại ở Afghanistan còn nghiêm trọng hơn nhiều.

Cao ủy Borrell cho biết đã liên lạc với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ông Stoltenberg sẽ tổ chức cuộc họp trực tuyến với bộ trưởng ngoại giao các nước thuộc NATO vào ngày 20/8 tới, để thảo luận về tình hình ở Afghanistan.

Các nước phương Tây đang đứng trước áp lực phải sơ tán công dân, nhân viên người Afghanistan và gia đình của họ khỏi nước này, trong khi nhiều nước bất đồng về chính sách sắp tới đối với người từ Afghanistan.

Hàng nghìn người cố gắng vượt qua rào cản của Taliban và quân đội Mỹ để đến sân bay Kabul một cách tuyệt vọng.

Các tay súng Taliban ngày 15/8 đã tràn vào thủ đô Kabul và nắm quyền kiểm soát thành phố trong khi Tổng thống Ashraf Ghani rời khỏi Afghanistan. Taliban đã chiếm đồn biên phòng Torkham giáp Pakistan. Do đó, sân bay Kabul hiện là lối thoát duy nhất ra khỏi Afghanistan vẫn thuộc quyền kiểm soát của chính phủ nước này.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 12329
  1. Biểu tình lan tới Kabul, tiến sát dinh tổng thống Afghanistan
  2. Biểu tình phản đối Taliban nổ ra nhiều nơi ở Afghanistan
  3. Taliban thảo luận tương lai với lực lượng an ninh Afghanistan
  4. Nga: Cuộc kháng chiến chống Taliban đang hình thành
  5. Tiêm kích Mỹ mang vũ khí quần thảo bầu trời thủ đô Afghanistan
  6. Biểu tình lan tới Kabul, Taliban chật vật điều hành Afghanistan
  7. EU muốn hiện diện rõ nét ở Afghanistan
  8. Taliban: Chính phủ mới ở Afghanistan có thể theo mô hình hội đồng
  9. Lãnh đạo Nga, Italy, Pháp thảo luận về tình hình ở Afghanistan
  10. Taliban ăn mừng thắng Mỹ, nhưng thách thức ngổn ngang
  11. Liên hợp quốc: Taliban lên danh sách ‘đen’ người từng làm việc cho Mỹ
  12. Tổng thống Nga điện đàm với Tổng thống Pháp về tình hình Afghanistan
  13. Phó Tổng thống Afghanistan quyết không khuất phục, tập hợp lực lượng kháng chiến chống Taliban
  14. Taliban “vác” súng gõ cửa từng nhà, yêu cầu người dân Afghanistan trở lại làm việc
  15. Hàng loạt tính toán sai lầm của Mỹ trước sự sụp đổ của Afghanistan
  16. Quân đội Mỹ có thể sẽ ở lại Afghanistan sau ngày 31/8
  17. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Cam kết rút khỏi Afghanistan của ông Trump chỉ là một “kế nghi binh”
  18. Tổng thống Afghanistan xuất hiện, khẳng định đã ra đi tay trắng
  19. Tướng Mỹ: Afghanistan thất thủ trong 11 ngày là điều không thể lường trước
  20. Tình hình Afghanistan: Mỹ và Đức thảo luận đánh giá các kế hoạch
  21. Tổng thống Afhanistan Ashraf Ghani xuất hiện, bác bỏ thông tin rời đi mang theo nhiều tiền
Video và Bài nổi bật