Chịu oan b.án tim con đổi 2 tỷ, mẹ Hải Dương đau đớn đăng Facebook tìm người: Chà đạp lòng tốt

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Xót xa người mẹ ở Hải Dương sau khi hiến tạng con trai qua đời, phải đăng lên Facebook nhờ tìm người đã nhận trái tim. Hành động cao quý ấy chỉ đổi lại muôn lời gièm pha từ hàng xóm.
Chịu oan b.án tim con đổi 2 tỷ, mẹ Hải Dương đau đớn đăng Facebook tìm người: Chà đạp lòng tốt
Các bác sĩ tổ chức tang lễ trang trọng, tri ân người hiến tạng cho y học. (Ảnh Intermet)

Xem Video: Chịu oan b.án tim con đổi 2 tỷ, mẹ Hải Dương đau đớn đăng Facebook tìm người: Chà đạp lòng tốt

//

Nén nỗi đau mất con, người mẹ tên T.T.N. (Hải Dương) đã quyết định giúp con trai được “tái sinh”, tiếp tục mang lại điều đẹp đẽ cho đời sau khi bị tai nạn giao thông (TNGT). Trong những ngày gần đây, mạng xã hội bất ngờ xôn xao lại câu chuyện này khi người mẹ đăng lên Facebook, nhờ tìm gặp người đã nhận ghép trái tim của con trai bà vào giữa tháng 9/2020. Con trai bà đã hiến 6 tạng cho y học, cứu được nhiều người nhưng riêng trái tim thì người mẹ chưa biết đã được ghép cho ai. 

Điều cay đắng trong câu chuyện lẽ ra phải được ca ngợi này là bà N. bị nhiều người dị nghị, cho rằng bán trái tim con đổi 2 tỷ đồng. Nghe thôi đã thấy quặn lòng chua chát, mong muốn giúp người mà giờ phải lãnh điều tiếng không hay.  

Bà N. cũng cho biết, phía bệnh viện 108 đã tổ chức đám tang của con trai bà rất trang trọng. Thời điểm này, bà đã gặp lại những người nhận tạng của con trai, riêng người ghép tim thì chưa. Việc bị mang tiếng bán tim con lấy 2 tỷ khiến bà vô cùng đau lòng. 

Bà N. từng đến bệnh viện để chăm sóc cho chàng trai trẻ - người đã nhận đôi tay từ con trai bà hiến tặng. Tuy nhiên theo ông Trần Bình Giang - Giám đốc bệnh viện Việt Đức cho biết, nếu cơ sở nào nhận kết nối giữa người hiến tạng và nhận tạng đều không đúng quy định.

Bàn về câu chuyện đang gây xôn xao này, nhà báo Hoàng Nguyên Vũ đã có những chia sẻ trên trang cá nhân. Xin được trích vài đoạn từ chia sẻ của anh để mọi người cùng tham khảo: 

“Sáng nay, ông Trần Bình Giang, GĐ BV Việt Đức trả lời một tờ báo về điều này, tôi thấy thứ nhất là ông nói đúng, nhưng nghe ra mà buồn, cho người mẹ, cho lẽ đời…

Ông Giang nói:

“Nếu người nhận tạng tha thiết gặp người hiến họ sẽ tìm cách. Còn nếu người ta không muốn và muốn giữ cuộc sống riêng tư, họ hoàn toàn có quyền đó. bệnh viện không thể bắt người ta phải mang ơn và tìm đến người hiến tạng cho mình, điều này có thể làm mất đi tính nhân văn của nghĩa cử hiến tạng cứu người"

… Quay lại câu chuyện bà mẹ, thực sự tôi đọc được, bà không muốn làm phiền người nhận tim con mình. Khi cho đi bà cũng chẳng tiếc. Nhưng bà muốn gặp người nhận vì có tin đồn họ không muốn gặp bà vì họ “mua” trái tim đó chứ không phải được tặng!

Vấn đề chính là chỗ này. Và bà muốn gặp để làm rõ thực hư, trong khi điều đẹp đẽ của bà đang bị biến thành một chuyện khác và bà phải mang oan khuất và chịu đớn đau một lần nữa.

Vậy thì có 2 khả năng: hoặc là phía bên nhận đã vô ơn lại còn dựng chuyện; hoặc là có một kẻ nào đó đã lợi dụng sự cao thượng của bà mẹ để “bán” trái tim của con bà cho người kia.

Cả hai khả năng, thì việc bà cần gặp người kia để làm rõ, là hoàn toàn chính đáng.

Nếu là khả năng thứ nhất thì bên kia không còn gì để nói, dù có trái tim thì cũng như không có.

Còn nếu là khả năng thứ hai, thì đã đến lúc cơ quan điều tra cần vào cuộc. Vì chuyện không còn nhỏ nữa và đã ngoài sức tưởng tượng.

Dù biết là ở đời chuyện quái gì cũng có thể xảy ra.

Chỉ thương cho bà mẹ, rất thương. Thương và đau, đau vì thấy cái đẹp, cái thiêng liêng bị chà đạp…”

Các bác sĩ tổ chức tang lễ trang trọng, tri ân người hiến tạng cho y học. (Ảnh Intermet)

Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ chia sẻ về vụ việc. (Ảnh Internet)

Câu chuyện xuất phát với một ý nghĩa rất nhân văn nhưng vì một lẽ gì đó đã biến thành điều đau lòng. Không chỉ tổn thương trái tim của người mẹ đã mất đứa con trai mà có khi còn khiến nhiều người khác cảm thấy chùng lòng, buồn cho lẽ đời còn những điều khuất tất, cay nghiệt. 

Đây cũng không phải lần đầu xảy ra việc hiến tạng người thân rồi gánh tiếng oan khuất là bán đổi tiền. Trước đây từng có cả gia đình bị đồn thổi bán tạng của chồng, con hoặc bị dị nghị như “người nhận phải đến cảm ơn”. Với những trường hợp thế này, bệnh viện cũng như Trung tâm Điều phối đã đến đề nghị với chính quyền địa phương giải thích cho người dân hiểu. Hiến tạng là hành động mang ý nghĩa vô cùng nhân văn, không hề vụ lợi về kinh tế hay “tiếng thơm” gì cả.  

Một người mẹ ở Lâm Đồng sau khi hiến tạng con cũng bị mang tiếng oan. (Ảnh Internet)

Như người mẹ trong câu chuyện trên, giờ bà phải khổ sở tìm người đã nhận tim con trai để nhờ “ba mặt một lời” với đàm tiếu của thiên hạ. Miệng lưỡi thế gian lắm lúc nghiệt thế đấy. Không phải dao gươm nhưng lại sát thương vô cùng, thậm chí khiến người ta phải gục luôn. Như gần đây có cô gái nghĩ quẩn, để lại thư tuyệt mệnh với đại ý trách miệng lưỡi người đời quá nghiệt ngã. Những lời đồn thổi ác ý thế này, rồi thử hỏi tới đây có ai còn dám hiến tạng cho y học?!

Hy vọng, tương lai gần sẽ có những buổi làm việc hay giải thích cho người dân hiểu rõ về ý nghĩa cao thượng từ hành động hiến tạng cứu người. Đã là con người, có trái tim, có cảm xúc thì trong cảnh đau đớn mất người thân sẽ hiếm ai nghĩ đến việc tàn nhẫn bán tạng đổi tiền. Họ chỉ hiến cho y học, để cứu sống và trao cơ hội cho nhiều người khác được sống. Không chút danh lợi, đã vậy có khi còn gánh tiếng oan khuất, thử hỏi lòng tốt bị chà đạp đến đáng thương cỡ nào? 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật