TP.HCM vững vàng chống dịch Covid-19: Lao lên tuyến đầu cống hiến

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Điều trị cho bệnh nhân Covid-19, có những trường hợp không chỉ khám chữa bệnh đơn thuần mà y bác sĩ còn giúp người bệnh ổn định tâm lý...
TP.HCM vững vàng chống dịch Covid-19: Lao lên tuyến đầu cống hiến
Khoa Hồi sức tích cực (ICU) là nơi chữa trị cho các ca F0 chuyển biến nặng tại bệnh viện điều trị Covid-19 Cần Giờ

Bác sĩ (BS) Trần Ngọc Hưng, Phó phòng Kế hoạch tổng hợp bệnh viện (BV) điều trị Covid-19 Cần Giờ, chia sẻ từ ngày chuyển đổi Trung tâm y tế Cần Giờ (trước đó là BV H.Cần Giờ) làm BV điều trị Covid-19, đội ngũ y BS tại đây chạy đua từng ngày, từng giờ để điều trị các bệnh nhân (BN) Covid-19 từ nhẹ đến nặng.

Mục đích cứu được nhiều bệnh nhân

“Từ khi chuyển thành BV điều trị Covid-19 đến nay đã gần 18 tháng, BV cũng nhận được rất nhiều đợt tăng cường y BS từ nhiều BV. Để dung hòa mọi thứ cũng là việc không dễ dàng”, BS Hưng chia sẻ.

Chống dịch cần đội, cần nhóm, cần đơn vị, thậm chí là cả xã hội chung tay góp sức. Vì bất cứ lúc nào y BS cũng có thể bị nhiễm bệnh, lúc đó cần những đồng đội khác lao lên tuyến đầu để thay thế, để tiếp tục cống hiến

BS Trần Minh Hiếu (BV Nguyễn Tri Phương, TP.HCM)

Gần 18 tháng qua, dù BV cách nhà không xa nhưng rất ít khi BS Hưng về nhà. Phần vì công việc và cũng bởi lo lắng lây nhiễm cho gia đình. Để đỡ nhớ nhà, BS Hưng lúc ngơi việc liền tranh thủ tạt qua thăm nhà một chút. Những ngày gần đây khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, BS chỉ đứng ngoài cổng trò chuyện với con rồi vội vã quay lại BV.

BS Hưng chia sẻ thêm: “Về nguyên tắc phòng chống dịch tại BV điều trị Covid-19 Cần Giờ không chỉ 5K mà là… 6K. Ở đây ngoài nguyên tắc 5K, chúng tôi còn thêm K thứ 6, đó là “kiềm chế”. Mỗi y BS phải có niềm tin nhưng cũng cần tự kiềm chế cái tôi bản thân để vì mục đích chung là cứu được nhiều BN”.

Theo BS Hưng, việc điều trị cho các BN Covid-19 không đơn giản chỉ khám chữa bệnh (KCB) và kê thuốc mà còn nắm bắt tâm lý BN. Trong 600 BN F0 tại đây, không phải tất cả đều có tâm lý ổn định. Đã có trường hợp tâm lý dao động do sốc môi trường dẫn đến quá khích, cũng có trường hợp người nhiễm HIV mắc Covid-19.

BS Hưng tâm sự: “BN vào đây có người đã nghiện m‌a tú‌y, có người nhiễm HIV, những lúc họ quá khích, mình cần có nghiệp vụ xử lý chuyên môn và ổn định tâm lý cho họ. Nói thì dễ nhưng cũng có tình huống khó xử vì mỗi BN khác nhau. Cũng có trường hợp F0 tại đây đòi đưa con nhỏ vào để tiện chăm sóc. Nhiều BN còn xem thường mức độ nguy hiểm của chủng vi rút này. Với những trường hợp này cần tư vấn, dịu giọng nhưng cũng phải đủ cứng rắn để làm tư tưởng cho BN”.

Một BS khác của BV này cho biết: “H.Cần Giờ xa trung tâm TP nên cũng có những khó khăn nhất định, các nhà hảo tâm cũng ngại đường xa. Dù có nhiều cái khó nhưng vẫn tháo gỡ được. Đơn cử như việc vận chuyển bình ô xy từ Đồng Nai về H.Cần Giờ để kịp thời cấp cứu cho các BN. Những lúc nguy cấp nếu không linh hoạt sẽ nguy hiểm đến tính mạng của BN trong phòng hồi sức. Hoặc trong công tác khám chữa bệnh, mặc dù lượng công việc phải làm gấp 2 - 3 lần nhưng không vì vậy mọi người nản lòng”.

“Một ngày chúng tôi phải chuyển 140 bình ô xy với khoảng cách xa như vậy. Có lần BV cần gấp bình ô xy mà quãng đường xa, BS Hưng bằng mối quan hệ đã thu xếp được ưu tiên 1 chuyến phà riêng chạy tức tốc cho kịp thời gian cấp cứu. Nếu không linh động sẽ nguy hiểm tính mạng BN”, vị BS này cho biết thêm.

“Như đi đánh trận”

Thực hiện nhiệm vụ KCB cho các F0, ngành y tế TP.HCM dù đã huy động tổng lực vào “cuộc chiến” chống dịch nhưng vẫn rất căng thẳng. Bộ Y tế kêu gọi cán bộ y tế nhiều địa phương đăng ký tình nguyện chi viện cho TP.HCM. Từ những ngày giữa tháng 7, đội ngũ y BS gồm 10 BS, 32 điều dưỡng (ĐD) từ tỉnh Ninh Bình đã đến chi viện cho BV điều trị Covid-19 Cần Giờ, chung tay đẩy lùi đại dịch.

BS Nguyễn Văn Tuyên, Phó giám đốc BV đa khoa Ninh Bình, trưởng đoàn Ninh Bình chi viện nói trên, cho biết từ tháng 5 vừa qua hàng trăm cán bộ y tế tỉnh Ninh Bình đã tham gia hỗ trợ cho tỉnh Bắc Ninh. Đến khi TP.HCM bùng phát dịch dữ dội, những y BS tại Ninh Bình tiếp tục khăn gói lên đường vào Nam chống dịch.

“Chúng tôi chỉ có ngày đi và không có ngày cụ thể về. Đội tình nguyện vào hỗ trợ TP.HCM cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ, với tôi, đó là lúc nơi đây ổn định dịch bệnh. Chúng tôi mong mọi thứ trong thời gian tới sẽ ổn đối với người Sài Gòn”, BS Tuyên nói.

Lực lượng dân quân tự vệ túc trực đảm bảo công tác hậu cần tại bệnh viện điều trị Covid-19 Cần Giờ

Ảnh: Trần Tiến

ĐD Cao Thu Giang (24 tuổi, quê Ninh Bình), một trong 42 thành viên từ Ninh Bình chi viện, kể rằng chị đã từng vào thăm TP.HCM nên khung cảnh những ngày giữa tháng 7 hoàn toàn khác lạ. “Vô TP.HCM chống dịch lần này thấy khác hoàn toàn so với bình thường. Mặc dù đã xem thông tin từ báo đài nhưng vẫn thấy không quen vì rất vắng vẻ”, ĐD Giang chia sẻ.

ĐD Giang được phân công công việc hành chính với ca trực 8 tiếng tại Khoa ICU BV điều trị Covid-19 Cần Giờ. Dáng người tuy nhỏ nhưng không hề tỏ ra yếu đuối, những lúc các đồng nghiệp đang miệt mài trong phòng hồi sức thì ĐD Giang một mình vẫn “ôm sô” vòng ngoài.

ĐD Giang chia sẻ: “Mặc dù đăng ký tình nguyện vào hỗ trợ TP.HCM nhưng ban đầu vẫn... sợ. Mọi người vẫn hay đùa rằng lần này vào Nam như đi đánh trận. Mà đánh trận thì cũng có thể bị thương (ý nói nhiễm bệnh - PV). Mình vào hỗ trợ nhưng cũng thấy lo lo”, ĐD Giang pha trò.

Y bác sĩ được lấy mẫu xét nghiệm 2 - 3 lần/tuần khi làm việc tại bệnh viện điều trị Covid-19 Cần Giờ

Ảnh: Trần Tiến

Cần xã hội chung tay góp sức chống dịch

Công việc hằng ngày của ĐD Giang là ghi chép sổ sách, phân thuốc. Hôm 23.7, chúng tôi đến ghi nhận công việc của y BS tại BV điều trị Covid-19 Cần Giờ là lúc ĐD Giang đang bận bịu từ sáng đến tận chiều.

Tranh thủ lúc rảnh tay, ĐD Giang chia sẻ: “Ở nhà cũng gọi suốt để hỏi thăm tình hình sức khỏe. Nói thật là em cũng lo dịch kéo dài rồi mình không về được. Mong TP.HCM sớm ổn định và cả đoàn chi viện hoàn thành nhiệm vụ được giao”.

Trò chuyện với các thành viên trong đoàn y BS đến từ Ninh Bình, chúng tôi cảm nhận được nỗi nhớ nhà của họ. Với họ, vào Nam hỗ trợ đồng nghiệp chống dịch, mục tiêu cũng như bao y BS khác tại TP.HCM, đó là cứu người.

Ở đây qua 3 ca trực, chúng tôi chưa một lần nhìn rõ được khuôn mặt từng người, tất cả chỉ thể hiện cảm xúc bằng ánh mắt. Nhưng chúng tôi cảm nhận được sự lạc quan của các y BS đằng sau lớp khẩu trang. Với họ, công việc tại BV là cống hiến, là cứu BN.

Như BS Trần Minh Hiếu (được tăng cường từ BV Nguyễn Tri Phương, TP.HCM) chia sẻ cảm xúc của anh với chúng tôi: “Chống dịch cần đội, cần nhóm, cần đơn vị, thậm chí là cả xã hội chung tay góp sức. Vì bất cứ lúc nào y BS cũng có thể bị nhiễm bệnh, lúc đó cần những đồng đội khác lao lên tuyến đầu để thay thế, để tiếp tục cống hiến”.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 12051
  1. Ngày đầu TP.HCM tổ chức tiêm vaccine đồng loạt cho shipper
  2. Tình hình Covid-19 hôm nay 1.8: TP.HCM thực hiện 4 nhiệm vụ trọng tâm trong 2 tuần giãn cách
  3. Ca F0 đang “đi ngang”, TP.HCM siết chặt người ra đường ban ngày
  4. F0 tại TP.HCM đang có dấu hiệu tích cực: Chờ chút nữa, Sài Gòn sẽ khỏe
  5. Quận đầu tiên ở TP.HCM lập khu cách ly cho bệnh nhân mắc Covid-19 nhẹ
  6. Không có bảo hiểm y tế đăng ký tại TP.HCM có được tiêm vắc xin không?
  7. TP.HCM: Số ca F0 trên biểu đồ dịch đang đi ngang
  8. F0 phải cách ly tại nhà nên làm gì để tránh lây cho người thân?
  9. Thêm 4.060 ca mắc COVID-19 mới, riêng TPHCM có 2.503 ca
  10. TP.HCM: Người không có hộ khẩu vẫn được tiêm vắc xin
  11. Cả gia đình có 14 F0, bé 2 tháng tuổi đã dương tính: Bí quyết vượt qua bệnh tật, không biến thành bệnh nhân
  12. TP.HCM tăng tốc tiêm vắc xin Covid-19 với 1.000 bàn tiêm
  13. TP Hồ Chí Minh không còn ràng buộc đối tượng tiêm vaccine
  14. Thêm 8.622 người mắc Covid-19 trong ngày 30/7, TP.HCM có 4.282 ca
  15. Ngày 30/7 có 8649 ca, riêng TPHCM 4282 ca, Bình Dương 1920 ca
  16. Bác sĩ tại trung tâm cấp cứu 115 tâm sự: “Thèm 1 giấc ngủ trọn vẹn”
  17. Quận 1 lập 2 tổ công tác hỗ trợ sức khỏe, lương thực cho người dân
  18. “Biệt đội” tiếp tế trong khu phong tỏa ở TP HCM
  19. TP.HCM: Không phát hiện chuỗi lây nhiễm mới, đã có hơn 28.000 bệnh nhân được chữa khỏi Covid-19
  20. Tin tốt về Covid-19 ở TP.HCM: Gỡ phong tỏa P.19, Q.Bình Thạnh từ ngày 31.7
  21. TPHCM: Thêm 3131 bệnh nhân COVID-19 xuất viện; không phát sinh ổ dịch mới
  22. 3 ngày liên tiếp, hơn 11.200 bệnh nhân COVID-19 ở TP.HCM xuất viện
Video và Bài nổi bật