Mẫu giấy đi đường ở Hà Nội khi giãn cách xã hội

Kem Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hà Nội vừa thống nhất mẫu giấy tờ sử dụng cho một số đối tượng đủ điều kiện lưu thông trên địa bàn TP trong thời gian giãn cách xã hội.
Mẫu giấy đi đường ở Hà Nội khi giãn cách xã hội
Mẫu giấy tờ sử dụng cho người đủ điều kiện lưu thông trên địa bàn TP Hà Nội

UBND TP Hà Nội vừa ban hành văn bản số 2434/UBND-KT về việc thống nhất mẫu giấy tờ sử dụng cho một số đối tượng đủ điều kiện lưu thông trên địa bàn TP trong thời gian giãn cách xã hội.

Theo đó, nhằm thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23-7-2021 của Chủ tịch UBND TP và kết luận chỉ đạo của Thường trực Thành ủy Hà Nội tại Thông báo số 428-TB/TU ngày 21-7-2021 về việc thống nhất quy định, quy trình để tạo điều kiện cho người dân các tỉnh, TP khác di chuyển ra khỏi Hà Nội khi kết thúc thời gian điều trị tại các bệnh viện; thống nhất mẫu giấy tờ, quy trình kiểm soát việc di chuyển của lực lượng công vụ, y tế, công nhân, lao động hiện đang sinh sống tại khu vực ven đô, rút ngắn thời gian khai báo để di chuyển vào TP, UBND TP chỉ đạo như sau:

Về việc cấp, sử dụng giấy đi đường trong các trường hợp cụ thể:

Đối với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn TP: Chỉ những trường hợp thực sự cần thiết trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu thì cán bộ, nhân viên được tham gia giao thông.

Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên gây lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch và cấp giấy đi đường theo mẫu.

Đối với người lao động trong TP làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất (bao gồm cả các doanh nghiệp trong và ngoài Khu, cụm công nghiệp) cơ sở kinh doanh dịch vụ hàng hóa thiết yếu, lực lượng duy trì hệ thống bảo trì, bảo dưỡng các nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong Thành phố được tham gia giao thông khi: Đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm quản lý chặt chẽ người lao động, cam kết về việc đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch, lập Kế hoạch hoạt động, kèm theo Danh sách người lao động, cấp giấy đi đường theo mẫu.

Đối với người ở tỉnh, TP khác vào TP làm việc, lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được phép hoạt động, cần có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp theo mẫu.

Đối với cán bộ, nhân viên, người lao động có địa chỉ thường trú tại Hà Nội làm việc, lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, TP khác: Cần có giấy xác nhận là cán bộ, công nhân, người lao động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, TP đó và giấy xác nhận của chính quyền nơi cư trú theo mẫu.

Giấy đi đường mà một người trình ra tại chốt kiểm soát chống dịch trên phố Đào Tấn (quận Ba Đình, Hà Nội) ngày 29-7 - Ảnh: Ngô Nhung

Đối với các trường hợp khác: Người ở tỉnh, TP khác đưa, đón bệnh nhân khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn TP; lễ tang; đi sân bay Nội Bài để công tác (kể cả người đưa đón) cần chuẩn bị: Căn cước công dân, hộ chiếu, vé máy bay, kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV2 bằng phương pháp PCR (có giá trị trong vòng 3 ngày).

Đối với bệnh nhân phải có hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện, lịch trình vào, ra; địa điểm xuất phát, nơi đến để kiểm soát quá trình tham gia lưu thông trên địa bàn TP.

Đối với lễ tang ngoài TP cần có: Danh sách thành viên trong gia đình và người phục vụ tham gia tang lễ, cam kết của gia đình đảm bảo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 17-CT/UBND ngày 23-7-2021 của UBND TP.

Các trường hợp ra, vào TP vì lý do công vụ, phòng chống dịch bệnh, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia: Phải có các loại giấy tờ chứng minh việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó và giấy đi đường theo mẫu.

Đối với các trường hợp người dân đi ra khỏi TP trước ngày 24-7-2021 (thời điểm ban hành Chỉ thị số 17) muốn quay lại Hà Nội; các trường hợp người buôn bán hàng hóa thiết yếu từ các địa phương, tỉnh, thành khác vào Hà Nội: Cần chuẩn bị căn cước công dân, các loại giấy tờ chứng minh việc buôn bán; kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR (có giá trị trong vòng 3 ngày).

UBND TP Hà nội yêu cầu Công an TP, UBND các quận, huyện, thị xã và các lực lượng chức năng tại các chốt kiểm soát, căn cứ các nội dung nêu trên tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng nêu trên tham gia đi đường được thuận lợi; đồng thời kiểm tra, giám sát; tuyên truyền, nhắc nhở, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (nếu có) theo quy định. 

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 12068
  1. Vì sao số ca mắc Covid-19 ở Hà Nội tăng những ngày qua?
  2. Thêm 18 người Hà Nội nghi Covid-19
  3. Gặp khó vì phiếu đi chợ, nhiều người Hà Nội nhờ mua hàng hộ
  4. Hà Nội: Thêm 17 ca dương tính SARS-CoV-2, có 13 F0 tại khu cách ly
  5. Sáng 30-7, Hà Nội có thêm 17 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 tại 7 quận, huyện
  6. Hà Nội ban hành mẫu giấy đi đường cho người đủ điều kiện lưu thông
  7. Hà Nội phát hiện thêm 7 người ho, sốt tại cộng đồng dương tính SARS-CoV-2
  8. Trong 6 giờ qua, Hà Nội có thêm 26 ca dương tính, trong đó 7 ca tại cộng đồng
  9. Công an Hà Nội đề nghị dỡ chốt ở tuyến phố lớn
  10. Hà Nội có thêm 26 ca dương tính, một người bán xăng gần chợ đầu mối Hoàng Mai
  11. Ổ dịch tại Bệnh viện Phổi Hà Nội có thêm 8 người dương tính với nCoV
  12. Thêm 13 người nhiễm nCoV tại Hà Nội
  13. Hà Nội tăng cường mật độ kiểm tra, giám sát phòng dịch trong 15 ngày giãn cách
  14. Phong tỏa tạm thời tòa tháp Vincom Bà Triệu
  15. Quận Hai Bà Trưng đã xác định 112 ca dương tính với SARS-CoV-2 tại 13 phường
  16. Hà Nội đề nghị đính chính thông tin 69 ca mắc mới Covid-19
  17. Trưa 28/7, Hà Nội ghi nhận thêm 35 ca mắc Covid-19 thuộc 7 chùm ca bệnh
  18. Hà Nội xây dựng hướng dẫn tạm thời cách ly F1 tại nhà
  19. Hà Nội tiêm vaccine Covid-19 diện rộng
  20. Clip: Phường đầu tiên ở Hà Nội kiểm soát 2.500 “phiếu đi đường” của người dân
  21. 12 giờ qua, Hà Nội ghi nhận 18 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2
Video và Bài nổi bật