Thu nhập hơn nửa tỷ, mới 3 tháng dịch gái trẻ đã lao đao, đi mượn nợ: Ân hận vì sống “YOLO”

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thời bây giờ, quan điểm của người trẻ là sống YoLo (nghĩa là You only live once – bạn chỉ sống 1 lần). Thế nên nhiều nam thanh nữ tú cứ ra sức ăn chơi, hưởng thụ. Họ kiếm được 10 đồng, sẵn sàng tiêu 9 đồng, thậm chí vay thêm vài đồng vì “làm hoài không đủ”.
Thu nhập hơn nửa tỷ, mới 3 tháng dịch gái trẻ đã lao đao, đi mượn nợ: Ân hận vì sống “YOLO”
Ảnh minh họa

Trong khi đó, quan điểm của các thế hệ trước là “làm khi lành, để dành khi đau”. Nhưng hỡi ôi, người trẻ không tin, người trẻ cho rằng thời bây giờ không còn ai chết vì đói. Chỉ cần còn sức lao động thì còn khả năng kiếm tiền.

Vậy mà đại dịch ập tới, người trẻ bị vả cho một cú tát thật mạnh. Họ loay hoay vì thất nghiệp, có giỏi giang đến mấy cũng không thể đi xin việc vì có công ty nào hoạt động nữa đâu. Trong khi tiền để dành thì không có, đi mượn nợ thì không ai dám cho vì ai cũng cần tiền để sống. Người trẻ lúc này mới thấm lời răn của mẹ cha, nhưng tất cả đã muộn.

Ví như theo báo Báo kể lại, về câu chuyện của bạn Thùy Linh (TP. HCM) cũng đang rơi vào tình cảnh éo le như vậy. Ngày trước, cô bạn trẻ này có quan niệm thiên về hưởng thụ vật chất, làm đến đâu tiêu đến đó. Khi đến mùa dịch Covid-19, cô đã phải "ngả nghiêng".

Thu nhập từ 40 triệu đồng "rớt" còn... 3 triệu đồng Khoản tiền tiết kiệm ít ỏi vơi đi một cách nhanh chóng, lần đầu tiên "cô gái sự kiện" 28 tuổi nhấp nhổm khi đền kỳ hạn đóng tiền nhà, điện nước, quản lý chung cư cùng hàng loạt hóa đơn.

Thùy Linh vốn là trưởng nhóm bộ phận event một công ty truyền thông ở TPHCM, thu nhập trên dưới 40 triệu đồng/tháng, chưa kể thưởng. Tổng thu nhập mỗi năm của Linh tầm 600 triệu đồng. Ai biết Đặng Thùy Linh đều rõ: Cô thuộc túyp "làm hết sức, tiêu hết mình", khái niệm tiết kiệm là thứ xa xỉ nhất với cô.

Hàng tháng,Thùy Linh xài đến đồng tiền cuối cùng, thậm chí "lẹm" luôn cả tháng sau. Với quan điểm "mắc mớ chi chịu khổ", cô luôn tìm đến những dịch vụ tiện ích nhất.  Mua sắm, ăn uống, du lịch cho đến đủ loại trải nghiệm là chuyện hàng ngày với mình.

Hình minh họa (Ảnh: VNE)

Thùy Linh đều đặn check in cà phê trà sữa, thử hết các món ngon quán lạ. Hàng online đặt không ngơi nghỉ, đến nỗi nhận hàng chẳng kịp khui ra xem. Đồ công nghệ là món cô không "nghiền" nhưng vẫn đổi liền tay.

Thời chưa Covid-19, mỗi năm ít nhất phải 2 - 3 lần, cô đóng dấu hộ chiếu du lịch nước ngoài. Trong nước thì khỏi tính, có thời gian là cô lên đường. Trưa đang Sài Gòn, chiều đã có mặt ở Đà Lạt chỉ vì thèm trái bắp nướng rồi mai quay về thành phố để kịp chạy sự kiện.

Có người khuyên nên gom góp mua căn hộ, cô cười gạt đi: "Tội gì phải nhịn ăn nhịn mặc chỉ để mua một chỗ ở". Khoản để dành duy nhất Thùy Linh có là góp chung cùng chị gái mua mảnh đất vườn ở quê. Nói là góp 100 triệu nhưng Linh chỉ đưa được nửa, còn lại nhờ chị đóng dùm.

dịch bệnh từ đầu năm 2020 làm những kế hoạch trải nghiệm du dịch của cô bị hạn chế. Năm 2021, nhiều người mất việc, cô là một trong một số người ở lại duy trì công việc online với 50% lương cứng chưa đến 3 triệu đồng.

Mấy tuần đầu, Thùy Linh vẫn ung dung ngồi nhà đặt đồ ăn, hàng hóa búa xua. Cho đến hôm chuyển trả tiền hàng mà tài khoản không đủ, cô mới giật mình.Thùy Linh sớm phải vay mượn để xoay tạm trả tiền nhà, điện nước, chi tiêu. Qua tháng thứ 3 làm việc online, Đặng Thùy Linh đã kịp có thêm khoản nợ gần 50 triệu đồng.

Có lẽ câu chuyện của bạn Thùy Linh, không hiếm gặp trong đời sống thường ngày, nếu không muốn nói là quá nhan nhản. Vậy cho nên, giới trẻ ngày nay được đánh giá khả năng quản lý tiền bạc kém hơn thế hệ trước.

Và khi được hỏi, nhiều người trẻ sau 3-4 năm đi làm vẫn không có nổi khoản tiền tiết kiệm trong tay, tháng này sống dựa vào đồng lương của tháng sau, tiêu hết thì vay, họ không cố gắng dành dụm và tính toán cho tương lai xa. Thậm chí nhiều bạn trẻ rất giỏi, có thu nhập cao ngất ngưởng nhưng vẫn lao vào cảnh nợ nần vì ăn chơi quá đà. Họ tự tin vào khả năng kiếm tiền nên cứ thể mà ỷ lại.

Nhưng thực tế đã chứng minh, cuộc sống luôn có biến cố bất ngờ, ốm đau, bệnh tật, gặp chuyện không may... Mọi việc đều có thể xảy đến bất cứ khi nào. Liệu bạn có dự đoán trước được? Tiền bao nhiêu tiêu hết từng ấy, tiếp đến là nợ nần tăng lên. Khi gặp chuyện cũng chẳng biết nên giải quyết thế nào bởi vì tiền tiêu hết rồi, vay nợ cũng nhiều rồi nên chẳng dám vay ai nữa.

Với những bạn trẻ bắt đầu lập gia đình, bắt đầu khó khăn về tiền bạc, bạn sẽ dùng gì để giúp? Lúc đó bạn mới vùi đầu vào đủ thứ việc, cật lực để kiếm tiền để bù đắp, liệu có kịp? Cái giá phải trả cho bài học lúc đó là rất nhiều.

Vậy tại sao chúng ta không chuẩn bị trước đề phòng những việc tương tự như thế có thể xảy ra? Bạn hoàn toàn có thể làm được nếu mỗi tháng đều tiết kiệm một khoản nho nhỏ, tích tiểu thành đại. Từ từ tận hưởng cuộc sống và không lo lắng còn lo lắng quá nhiều về tương lai.

Trong tay không tiền, tài khoản trống rỗng chỉ khiến cuộc sống của bạn thêm phần khó khăn mà thôi. Tranh thủ ngay từ bây giờ hãy học cách tiết kiệm cho tốt. Nhớ rằng thứ bạn tiết kiệm không phải chỉ là tiền bạc mà còn là cả thời gian và tương lai.

Tuổi trẻ là phải tận hưởng nhưng tuổi trẻ cũng cần học cách tiết kiệm, đó mới là tuổi trẻ khôn ngoan.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật