Biến thể Delta có tốc độ lây lan nhanh, gấp đôi nguy cơ không qua khỏi

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Delta được xem là một biến thể nguy hiểm của bản gốc SARS-CoV-2, khi nó gia tăng gấp đôi nguy cơ nhập viện và khả năng không qua khỏi.
Biến thể Delta có tốc độ lây lan nhanh, gấp đôi nguy cơ không qua khỏi
Một khu vực bị phong tỏa vì có ca mắc Covid-19. (Ảnh: Lao Động)

VOV dẫn nguồn The Conversation cho biết, trong các phiên bản của SARS-CoV-2, Delta là biến thể có sức lây nhiễm mạnh nhất cho tới hiện nay. Phiên bản gốc của Delta được phát hiện đầu tiên tại Vũ Hán (Trung Quốc) và có tốc độ lây lan thấp hơn chủng D614G.

Tuy nhiên đến tháng 9/2020, tốc độ lây của D614 gặp đối thủ mới là Alpha xuất hiện ở Anh Quốc. Đầu năm 2021, Delta xuất hiện, vượt xa Alpha về độ lây nhiễm, thậm chí nó có thể tránh né khả năng miễn dịch do vắc xin tạo ra. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, so với virus gốc phát hiện ở Vũ Hán năm 2020, biến thể Delta có lượng virus văng ra từ người nhiễm cao gấp 1.000 lần. Ngoài ra, chủng này còn gia tăng gấp đôi nguy cơ nhập viện, cấp cứu và không qua khỏi.

Trước tốc độ lây lan nhanh của Covid-19, Việt Nam đang tích cực nhập vắc xin từ nước ngoài để tiêm cho mọi người. Cụ thể theo thông tin từ Bộ Y tế, nước ta đã phê duyệt 5 loại vắc xin gồm: Vắc xin nguyên virus (Sinopharm), vắc xin vectơ virus (AstraZeneca, Sputnik V), vắc xin mRNA (Moderna, Pfizer).

Vắc xin Pfizer

Pfizer là sản phẩm hợp tác giữa Tập Đoàn dược phẩm Pfizer, Mỹ và công ty công nghệ sinh học BioNTech ở Mainz (Đức). Pfizer được đánh giá có hiệu lực và tính an toàn 95%. Mặc dù, nó có giá khá đắt nhưng được ưu tiên lựa chọn tiêm chủng ở Liên minh châu Âu bởi dễ sản xuất hàng loạt, cung ứng hàng nhanh chóng, hiệu quả cao và ít tai tiếng.

Vắc xin Moderna

Thông tin từ Tuổi Trẻ, Moderna có tỉ lệ phản ứng bất lợi cao hơn 10% so với Pfizer khi dùng cho người từ 1‌8 tuổ‌i trở lên. Trong đó: Hiện tượng đau tại chỗ 92%; mệt mỏi 70%; nhức đầu 64,7%; đau cơ 61,5%; đau khớp 46,4%; ớn lạnh 45,4%; buồn nôn/nôn 23%; sưng/đau ở nách 19,8%; sốt 15,5%; sưng tại chỗ tiêm 14,7%; ban đỏ tại chỗ tiêm 10%. Các phản ứng như huyết khối giảm cầu, viêm cơ tim rất hiếm gặp.


Các trường hợp phản ứng nặng khi tiêm vắc xin này rất hiếm gặp. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Vắc xin AstraZeneca

AstraZeneca được AstraZeneca (Anh) và Đại học Oxford là 2 hãng dược nổi tiếng thế giới phối hợp sản xuất. Tỷ lệ bảo vệ con người trước tác nhân gây bệnh Covid-19 lên tới 89% trong khi đó con số mà WHO yêu cầu chỉ cần trên 50%. 

Vắc xin Sputnik V

Bộ Y tế cho biết, Sputnik V của Nga là vắc xin đầu tiên được phê duyệt trên thế giới. Hiện tại, trên thế giới đã có 50 quốc gia chọn loại vắc xin này. Kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 của Sputnik V từng được The Lancet đăng tải với hiệu quả tới 91,6%. 

Vắc xin Sinopharm

Sinopharm được sản xuất bởi Trung Quốc. Đây cũng là loại vắc xin đầu tiên sản xuất bởi một quốc gia không thuộc phương Tây.

Sinopharm được đưa vào danh sách loại vắc xin sử dụng khẩn cấp có hiệu quả bảo vệ 78,2% vào ngày 7/5/2021. Bộ Y tế Việt Nam phê chuẩn vắc xin Sinopharm vào ngày 3/6/2021, sau Sputnik V và AstraZeneca.

Hiện tại, mỗi ngày Việt Nam vẫn ghi nhận hàng nghìn ca nhiễm. Cơ quan chức năng đang phân phối vắc xin để tiêm chủng cho mọi người, những tỉnh thành là tâm dịch sẽ được ưu tiên. Hiện tại, để góp phần đẩy lùi dịch Covid-19, mỗi người hãy tự nâng cao ý thức, thực hiện đúng mọi quy định từ Bộ Y tế.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật