Rút quân khỏi Afghanistan, Mỹ tham vọng nhảy sang sân sau của Nga tại Trung Á?

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đã cho thấy ý định tái bố trí lực lượng tới các quốc gia láng giềng Trung Á của Afghanistan nhằm đối phó với những vụ công tiềm tàng của Taliban và các nhóm khủ‌ng b‌ố trong khu vực.
Rút quân khỏi Afghanistan, Mỹ tham vọng nhảy sang sân sau của Nga tại Trung Á?
Lính Mỹ và đồng minh tại tỉnh Helmand, Afghanistan. (Ảnh: Reuters)

Một động thái mà Nga cho là không thể chấp nhận khi không những làm gia tăng nguy cơ tạo khoảng trống an ninh tại Afghanistan, mà còn có thể đẩy toàn bộ khu vực Trung Á vào vòng xoáy bất ổn.

Các quan chức Nga những ngày qua liên tục cảnh báo ý định của Mỹ triển khai quân đội tới các quốc gia Trung Á thuộc Liên Xô trước đây sau khi rút khỏi Afghanistan. Theo Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, một bước đi như thế sẽ không giúp ích gì cho an ninh khu vực và không một quốc gia nào muốn trở thành con tin của một chính sách như vậy:

"Tôi không nghĩ rằng sự xuất hiện của những mục tiêu quân sự mới của Mỹ tại Trung Á lại phù hợp với lợi ích an ninh khu vực. Và câu hỏi quan trọng nhất đặt ra cho người Mỹ là, nếu như trong suốt 20 năm qua, họ đã không đạt được bất kỳ điều gì tại Afghanistan  ngay cả khi có những thời điểm quân số triển khai lên tới hơn 100 nghìn người, thì kết quả họ muốn đạt được là gì khi chỉ duy trì một sự hiện diện nhỏ hơn rất nhiều ở bên ngoài Afghanistan", ông Sergei Lavrov nói.

Tajikistan và Kyrgyzstan đều có các căn cứ quân sự của Nga, trong khi căn cứ quân sự của Mỹ đặt tại Kyrgyzstan để hỗ trợ các hoạt động ở Afghanistan đã đóng cửa từ năm 2014. Còn tại Uzbekistan, Bộ Quốc phòng nước này hồi tháng 5 vừa qua một lần nữa khẳng định, hiến pháp và học thuyết quân sự của nước này loại trừ sự hiện diện quân sự của bất kỳ lực lượng nước ngoài nào trên lãnh thổ.

Tuy nhiên, một số nguồn tin cho biết, Mỹ đang thúc đẩy đàm phán với các quốc gia Trung Á để có thể tái bố trí lực lượng ngay khi rút quân khỏi khỏi Afghanistan. Điều này không những có thể trấn an những lo ngại về những khoảng trống an ninh để lại do sự rút quân chóng vánh của Mỹ tại Afghanistan, mà còn giúp Mỹ duy trì ảnh hưởng tại một khu vực chiến lược của thế giới.

Nga và nhiều nước khu vực đã bày tỏ lo ngại một bước đi như thế có thể làm gia tăng nguy cơ các phần tử Hồi giáo cực đoan có thể xâm nhập vào Trung Á, tạo ra mối đe dọa thánh chiến hoặc thậm chí khuấy động nội chiến ở một nước láng giềng của Nga. Thực tế là kể từ khi Mỹ và các đồng minh tăng tốc rút quân khỏi Afghanistan, Taliban đã cố gắng giành thêm lãnh thổ và hồi cuối tuần trước tuyên bố đã chiếm được 85% lãnh thổ của Afghanistan. Xung đột leo thang đã khiến hàng trăm nhân viên an ninh và người tị nạn Afghanistan vượt biên giới sang nước láng giềng Tajikistan.

Hiện các nước Trung Á vẫn chưa đưa ra câu trả lời, song các nhà phân tích cho rằng, quyết định bỏ cũ theo mới không phả là điều dễ dàng, bởi các quốc gia Trung Á vẫn có những mối ràng buộc không dễ dứt bỏ với Nga. Gần 30 năm sau khi Liên Xô tan rã, Nga vẫn duy trì dấu ấn quân sự quan trọng ở Trung Á khi vẫn là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho khu vực và có hàng ngàn binh sĩ đồn trú tại các nước  Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan. Ba nước này còn là thành viên Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO), liên minh quân sự do Nga dẫn đầu với một số nước trong khu vực nhằm duy trì và đảm bảo một không gian phòng thủ thống nhất trước bất kỳ mối nguy cơ đe dọa hòa bình nào

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật