6 sai lầm của cha mẹ khi dạy trẻ song ngữ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dạy trẻ song ngữ đòi hỏi quá trình lâu dài và kiên nhẫn. Nếu dạy không đúng cách, trẻ sẽ dễ chán và bỏ cuộc.
6 sai lầm của cha mẹ khi dạy trẻ song ngữ
Ảnh minh họa

1. Cho rằng trẻ có thể nói song ngữ mà không cần học: Nhiều cha mẹ cho rằng khi người lớn nói hai thứ tiếng với con, con sẽ tự động hiểu và nói được ngôn ngữ đó. Thực tế, việc dạy song ngữ cho con đòi hỏi nhiều nỗ lực và phải có phương pháp bài bản. Nếu dạy sai cách, con bạn có thể trở thành người "song ngữ thụ động", tức là nghe hiểu nhưng không thể nói, viết. Theo Huffpost, cha mẹ cần dành thời gian trò chuyện, hướng dẫn con đọc sách, viết chữ và tổ chức các hoạt động để khuyến khích con sử dụng song song hai thứ tiếng. 

2. Cho rằng tivi là công cụ dạy học hiệu quả: Chỉ cho trẻ xem tivi không thể giúp trẻ trở thành người song ngữ. Lý giải cho điều này, tivi là loại hình truyền thông một chiều, trẻ có thể nghe hiểu nhưng không thể giao tiếp với tivi. Trong cuốn The Bilingual Family, tác giả Edith Harding-Esch và Philip Riley nhấn mạnh tầm quan trọng của tivi trong việc giúp trẻ luyện khả năng nghe hiểu. Nó giúp trẻ tiếp xúc với nhiều cách biểu đạt, nhấn âm, dùng từ và văn hóa sử dụng ngôn ngữ đó. Nhưng tivi không thể giúp trẻ trở thành người song ngữ hoàn toàn. Trẻ cần được trò chuyện, tương tác hàng ngày để luyện phản xạ nghe - nói. Khi đó, người thân trong gia đình sẽ đóng vai trò quan trọng nhất. Ảnh: Insider.

3. "Chỉnh" con quá nhiều: Nhiều cha mẹ có thói quen chỉnh lỗi ngữ pháp cho trẻ khi nói chuyện, thậm chí cắt ngang lời con. Thực tế, nếu bị cắt ngang và chỉnh liên tục, khả năng tư duy ngôn ngữ của trẻ sẽ bị gián đoạn. Thậm chí, phản xạ nghe - nói cũng sẽ bị ảnh hưởng. Điều quan trọng là cha mẹ cần cho trẻ cảm thấy thoải mái khi nói chuyện. Nói cách khác, trẻ cần được phát triển mối quan hệ tích cực với ngôn ngữ đó, thay vì bị ép buộc hoặc bắt lỗi liên tục. Nếu điều này lặp đi lặp lại, trẻ có thể bực bội và ghét phải nói chuyện bằng hai thứ tiếng. Ảnh: PBS.

4. Thiếu nhất quán: Dạy trẻ song ngữ đòi hỏi kế hoạch bài bản, cha mẹ cần tuân thủ những dự định đã đặt ra để đạt hiệu quả tốt nhất. Ví dụ, khi dạy con song ngữ Anh - Việt, bạn cần quy định rõ ai là người nói tiếng Anh, ai là người nói tiếng Việt với con. Khi đặt ra quy định này, bạn cần tuân theo và sử dụng liên tục khi ở cạnh con. Nếu cha mẹ không nhất quán trong việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp cùng con, trẻ sẽ bị "loạn", khó hình thành thói quen nói chuyện. Chưa kể, việc thiếu nhất quán có thể khiến trẻ chán và từ bỏ việc nói chuyện bằng ngôn ngữ thứ hai. Ảnh: NAEYC.

5. Cho rằng đã quá muộn để học song ngữ: Nhiều người cho rằng con đã lớn thì không thể học song ngữ. Thực tế, đây là một quan niệm sai lầm. Nguyên tắc quan trọng khi dạy song ngữ cho con là kiên trì. Dù bắt đầu muộn, trẻ vẫn có thể sử dụng song ngữ tốt nếu cha mẹ nói chuyện, giúp con rèn luyện thường xuyên. Ngoài việc trò chuyện cùng con, bạn có thể rèn cho trẻ thói quen đọc sách để tăng vốn từ và làm giàu khả năng diễn đạt. Ảnh: The Jakarta Post.

6. So sánh con với người khác: Mỗi trẻ có khả năng tiếp thu và phát triển khác nhau. Nếu cha mẹ luôn so sánh con với người khác, trẻ sẽ dần mất đi sự tự tin và dần chán ghét ngôn ngữ đang học. Việc sử dụng ngôn ngữ liên quan mật thiết với việc xây dựng sự tự tin của trẻ. Vì thế, cha mẹ cần là chỗ dựa tinh thần, khuyến khích trẻ nói, bày tỏ nhiều hơn. Dù trẻ nói chậm, kỹ năng diễn đạt kém, bạn cũng không nên so sánh, trách mắng con. Ảnh: Quick and Dirty Tips.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật