Hai biện pháp giúp TP.HCM chặn đứng nguồn lây Covid-19

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị TP.HCM cần nâng cao năng lực xét nghiệm với công suất 500.000 mẫu gộp mỗi ngày và huy động tổng lực triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Hai biện pháp giúp TP.HCM chặn đứng nguồn lây Covid-19
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long họp cùng Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM chiều 19/6. Ảnh: Khôi Nguyễn.

Tại buổi làm việc với Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM chiều 19/6, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Bộ Y tế đánh giá cao những nỗ lực của TP.HCM trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Thành phố đã có các biện pháp giãn cách đúng mức độ, đúng thời điểm nhưng trong tình hình hiện nay, cần nâng cấp độ chống dịch.

Nâng cao năng lực xét nghiệm Covid-19

Theo lý giải của Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, đợt dịch lần này tại TP.HCM khác biệt những lần trước khi không thể hoàn toàn truy vết được tất cả nguồn lây. Nguyên nhân là sự xuất hiện của các chùm ca bệnh, mầm bệnh có thể phát tán và lây lan nhanh, từ đó xảy ra tình trạng bỏ sót ca bệnh tiềm ẩn.

Bên cạnh đó, dịch tại thành phố có tốc độ lây rất nhanh. Khi ghi nhận một ca bệnh thì nhiều người trong gia đình, dây chuyền sản xuất hay công ty cũng đã bị lây nhiễm.

Về định hướng trong thời gian tới, Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh việc nâng cao năng lực xét nghiệm là một trong những giải pháp chiến lược để TP.HCM có thể nhanh chóng khống chế, ngăn chặn dịch bệnh.

Theo đó, TP.HCM cần nhanh chóng nâng cao năng lực xét nghiệm với công suất 500.000 mẫu gộp mỗi ngày, kịch bản này đã được đề ra từ trước nhưng cần thực hiện ngay để nhanh chóng chặn đứng nguồn lây.

Công tác xét nghiệm cần được triển khai theo nhiều hình thức khác nhau, với các khu vực trọng điểm, đảm bảo xét nghiệm toàn bộ người liên quan, không bỏ sót và xét nghiệm lặp lại sau 5-7 ngày.

Với các ca bệnh được phát hiện thông qua tầm soát, xét nghiệm hay khám tại bệnh viện, ngành y tế cần khoanh vùng, xét nghiệm ngay cho toàn bộ khu vực, song song thực hiện biện pháp truy vết và lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp liên quan, có thể áp dụng gộp mẫu 5 với F1, gộp 10-20 với các trường hợp khác.

Đối với khu công nghiệp, Bộ trưởng cho rằng TP.HCM cần xét nghiệm tầm soát thường xuyên để bảo vệ bằng được khu vực này trước nguy cơ dịch bệnh xâm nhập. Đồng thời, TP.HCM cần xét nghiệm tầm soát diện rộng cho toàn thành phố theo hình thức mỗi hộ dân lấy 1-2 người.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: Duy Hiệu.

Bộ trưởng nhấn mạnh cần xét nghiệm nhanh kháng nguyên, không để tồn mẫu; Tăng cường nhân lực lấy mẫu và thực hiện xét nghiệm đồng thời có thể xem xét, hướng dẫn người dân tự lấy mẫu xét nghiệm nhanh tại nhà.

Các cơ sở y tế cần xét nghiệm cho tất cả bệnh nhân đến khám, chữa bệnh, không chỉ tập trung ở các nhóm bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng như ho, sốt…

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết các cơ quan trực thuộc Bộ đóng trên địa bàn sẽ được huy động tổng lực hỗ trợ ngành y tế TP.HCM. Trong đó, Đại học Y Dược TP.HCM huy động toàn bộ sinh viên tham gia lấy mẫu, viện Pasteur TP.HCM và các bộ phận sẽ hỗ trợ tối đa với sự điều phối của TP.HCM.

Chuẩn bị phương án TP.HCM có 5.000 ca bệnh

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận định TP.HCM đã giãn cách toàn thành phố theo Chỉ thị 15, nhưng việc triển khai còn nhiều bất cập.

bệnh viện bệnh Nhiệt đới TP.HCM, nơi điều trị Covid-19 có quy mô lớn tại TP.HCM đang tạm thời bị phong tỏa. Ảnh: Chí Hùng.

Bộ trưởng khuyến nghị việc giãn cách trên địa bàn TP.HCM nên được thực hiện theo nhiều mức độ khác nhau, tùy theo đặc điểm của từng khu vực, không nên cứng nhắc áp dụng Chỉ thị 16 trên toàn thành phố.

Về công tác điều trị, TP.HCM cần sẵn sàng cho kịch bản có 5.000 ca bệnh, lên phương án phối hợp lực lượng quân đội trên địa bàn để thành lập bệnh viện d‌ã chi‌ến; giao bệnh viện Chợ Rẫy sẵn sàng kịch bản thiết lập khu cấp cứu để tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân nặng, đặc biệt là các trường hợp cần can thiệp chuyên sâu như ECMO.

Đối với kịch bản này, ngành y tế TP.HCM cần rà soát và chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện, trang thiết bị, vật tư y tế. Bộ Y tế sẽ viện trợ một số trang thiết bị cần thiết như thiết bị HFLC, máy thở, ECMO để đáp ứng nhu cầu điều trị cho bệnh nhân nặng.

Với công tác tiêm chủng vaccine Covid-19, Bộ trưởng đề nghị ngành y tế thành phố cần huy động tổng lực triển khai chiến dịch tiêm chủng theo kế hoạch và tiến độ đã được đề ra.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 11732
  1. Đội tình nguyện viên đặc biệt trong chung cư phong tỏa phòng dịch Covid-19 ở TP.HCM
  2. Tối 23/6, 85 người mắc COVID-19, TPHCM vẫn dẫn đầu với 61 ca
  3. TP.HCM thành lập Bệnh viện dã chiến Phạm Ngọc Thạch điều trị Covid-19
  4. TP.HCM: 10 ca Covid-19 không rõ nguồn; bà con đội nắng đi xét nghiệm
  5. Bình Tân sẽ lấy hơn 243.000 mẫu xét nghiệm nCoV cho người dân 4 phường
  6. Hôm nay, 248 ca mắc Coivid-19, TP Hồ Chí Minh 136 ca
  7. 5 F0 đến khám, BV Đa khoa Sài Gòn tạm dừng tiếp nhận bệnh nhân
  8. Phá kỷ lục ca nhiễm Covid-19 mỗi ngày, TP.HCM chạy đua vắc xin
  9. TP.HCM thêm một ca nhiễm nCoV chưa rõ nguồn lây
  10. TP.HCM thêm 133 ca Covid-19 trong 12 giờ
  11. Số ca Covid-19 theo ngày ở TP HCM lập đỉnh
  12. Bệnh nhân Covid-19 cực nặng hồi phục kỳ diệu trong bệnh viện bị phong tỏa
  13. TP.HCM bùng phát dịch Covid-19: Ám ảnh tiếng xe cấp cứu những ngày giãn cách xã hội
  14. Diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19 ở TP HCM
  15. Quận 8 phong tỏa 1 Khu phố với hơn 2.000 nhân khẩu
  16. Người dân trong khu phong tỏa: “Tôi chưa kịp xin công ty cho nghỉ”
  17. Nóng: Trả lời thắc mắc người dân TP.HCM quan tâm về Chỉ thị 10: Dịch vụ nào được hoạt động?
  18. Thêm 94 ca Covid-19 trong nước, TP.HCM có nhiều ca nhất
  19. Dịch Covid-19: 5 người vẫn bất chấp kéo nhau ra vỉa hè TP.HCM để nhậu
  20. Xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên đối với hành khách từ TP. Hồ Chí Minh đến sân bay Đồng Hới
  21. TP.HCM khẩn tìm người từng đến BV Lê Văn Thịnh và các địa điểm ở quận Gò Vấp
  22. TP.HCM đang điều trị cho 1.424 ca mắc Covid-19
Video và Bài nổi bật